Bật mí cách chăm sóc cây cà phê sau thu hoạch từ các chủ nhà vườn

chăm sóc cây cà phê

Cây cà phê là một loại cây công nghiệp hàng năm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân các vùng ở Tây nguyên. Ở mỗi thời giai đoạn cây cà phê có điều kiện sinh trưởng, phát triển khác nhau, cách chăm sóc khác nhau để có thể tạo năng suất cao nhất, đặc biệt là đối cây cà phê sau khi thu hoạch. Cây bị kiệt sức, rất yếu, vì vậy việc chăm sóc cây vào thời điểm này đóng vai trò quyết định tới năng xuất cũng như chất lượng vụ mùa tới. Vậy bà con cần phải chú ý đến các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây cà phê như sau. 

Kỹ thuật chăm sóc cây cà phê sau khi thu hoạch

1. Kỹ thuật tỉa cành cho cây cà phê

Sau vụ thu hoạch chúng ta nên cắt bỏ hết các cành khô, cành già cỗi, cành bị sâu bệnh, cành tăm, các chồi vượt, chồi nằm sâu trong tán lá, cành mọc ngược, chen chúc, cành còi cọc sát đất. Tỉa cành giúp cây có dáng cân đối. Phân bố đều ánh sáng, thuận lợi cho việc chăm sóc. Cây thông thoáng hạn chế sâu bệnh. Ngoài ra, tỉa cành cà phê kết hợp với việc hãm nước để mầm hoa phân hóa tốt hơn, thuận lợi cho việc tạo quả.

chăm sóc cây cà phê

Thời gian thực hiện cắt tỉa cành cà phê diễn ra khoảng 15-20 ngày sau khi thu hoạch. Chọn thời điểm nắng ráo để làm. Lưu ý: Khi tỉa cành nên sử dụng cưa, kéo sắc để tỉa cành, tránh làm xước, hỏng cành. Cắt không sát gốc cành, chừa khoảng 2-3 cm và chừa không quá dài. Trường hợp cây có nhiều cành khô và bị suy yếu thì nên đợi tới mùa mưa cây phục hồi rồi cắt tỉa.

2. Bón phân và chăm sóc cho cây

Cây cà phê sau thu hoạch xong đã mất đi lượng lớn chất dinh dưỡng vào quá trình nuôi hoa, kết quả, làm cây suy kiệt. Vì thế việc cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây bằng cách bón các loại phân là điều kiện cần thiết để cây phục hồi tốt, chuẩn bị cho ra hoa mùa sau.

Sử dụng các loại phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh, phân vi sinh, phân chuồng ủ hoai bằng các loại men ủ phân Sumo, EM, Tritroderma để bón cho cây, giúp cải tạo đất trồng tơi xốp, bổ sung hệ vi sinh vật có lợi hoạt động trong đất, hạn chế các loại bệnh gây hại như tuyến trùng, nấm Fusarium, Phytophthora…

chăm sóc cây cà phêBón phân vào các hốc cây, rải xung quanh hốc cây hoặc vun thành bồn hình chóp nón, tạo rãnh từ 30 – 40cm giúp phân bón không bị rửa trôi, giữ lại dinh dưỡng cho cây. Cần kết hợp bổ sung cho cây các nguồn dinh dưỡng đa lượng, trung vi lượng từ các loại phân bón vô cơ như đạm, lân, kali, magie, lưu huỳnh, canxi…

Các loại dưỡng chất cần thiết:

Đạm là nguồn năng lượng cần thiết để cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, phân nhánh, tăng kích cỡ lá.

Lân giúp cây phân hóa mầm hoa tốt hơn và lượng hoa cũng nở rộ. Cây thiếu lân sẽ giảm đi khả năng đậu trái năng xuất và chất lượng giảm hẳn.

Bón kali để cây có thêm sức đề kháng, không bị rụng trái non, làm tăng hiệu quả cho trái.

Các nguyên tố vi lượng như lưu huỳnh, magie, canxi, cần thiết cho cành cây, cứng chắc. Tránh trường hợp càng dễ gãy, yếu, rụng quả, lá non mỏng, lá chuyển màu vàng.

Ngoài ra, các nguyên tố như kẽm, sắt, đồng, bo, mangan, molypden, clo cũng cần thiết cho sự phát triển hoa, đậu quả. Giúp tăng chống chịu bệnh, chịu hạn khi mùa khô kéo dài.

3. Cung cấp nước cho cây

Sau thu hoạch cây cà phê sẽ bắt đầu phân hóa mầm hoa. Vì vậy nước có vai trò rất quan trọng trong thời kỳ này, quyết định khả năng kết trái của cây.

chăm sóc cây cà phêNên tưới làm hai lần, mỗi lần cách nhau 25-30 ngày. Không nên tưới quá sớm hoặc quá trễ. Tưới sớm sẽ làm cây tập trung phát triển lá, chồi. Tưới muộn làm cây thiếu nước không có sự phục hồi, kéo theo năng suất, chất lượng giảm. Đợt 2 cần tưới đẫm hơn đảm bảo độ ẩm trong đất giúp cây vận chuyển chất dinh dưỡng nuôi trái non.

4. Phòng trừ sâu bệnh

Cây suy kiệt sau thu hoạch, là thời kỳ dễ bị các loại bệnh hại tấn công. Đây là thời điểm cần chú ý tới các loại rệp sáp, rệp vảy, bọ xít, bệnh rỉ sắt, đốm, nấm thân… Cần kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện kịp thời và phòng chống bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *