Bí quyết nuôi tôm nước ngọt thành công giúp bà con chăn nuôi đổi vận

0
1115
nuôi tôm nước ngọt

Trong những năm gần đây, tại một số trang trại chăn nuôi tôm đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng do hội chứng tử vong sớm (EMS) bùng phát, khiến mất mùa thường xuất hiện ở những ao nuôi nước mặn hoặc nước lợ nhiều hơn so với những ao nuôi ở vùng nước ngọt. Để duy trì và phát triển ngành sản xuất tôm, nuôi tôm trong ao nước ngọt là một lựa chọn tối ưu để đảm bảo tính bền vững. Tuy nhiên, người chăn nuôi cần phải trang bị cho mình những cách nuôi tôm nước ngọt để có sự hiểu biết sâu hơn. Ðể góp phần giúp người nuôi tôm có được những kiến thức về kỹ thuật nuôi tôm nước ngọt, chúng tôi mang đến ky thuat nuoi tom nuoc ngot cơ bản dành cho bạn đọc.

1. Cải tạo môi trường sống nuôi tôm nước ngọt

Môi trường sống của tôm nước ngọt rất quan trọng đối với các loại vật nuôi, do đó sau mỗi vụ nuôi, bà con cần có hướng cải tạo để tạo ra một môi trường sống thuận lợi cho tôm.

Chuẩn bị ao

Đầu tiên bà con cần sử dụng máy bừa để trải đều bùn ra toàn ao và sau đó phơi nắng cho đến khi bề mặt khô (thường mất gần 1 tháng).

Tiếp theo, dùng một lượng vôi vừa đủ rải đều ao để làm khoáng hóa đất cũng như tăng độ kiềm, ổn định pH và loại trừ một số mầm bệnh gây hại.

nuôi tôm nước ngọt

Xứ lý nước ở ao chứa

Sử dụng 5 kg thuốc tím hòa tan vào nước trong ao chứa, điều này sẽ giúp trung hòa các thuốc bảo vệ thực vật có trong nguồn nước. Sau đó, để nước trong ao chứa 3 ngày cho trứng của các loài động vật nở ra sau đó dùng thuốc diêt giáp xác và sát trùng ao.

Mọi người nên chọn những ngày không mưa để lấy nước vào ao lắng nhằm đảm bảo độ mặn từ 15 – 20 ‰. Bà con hãy ngâm nước trong khoảng vài ngày rồi sử dụng hóa chất diệt khuẩn để tiêu diệt toàn bộ yếu tố gây hại. Trang bị quạt khí hoặc sục khí trong ao nuôi. Sau khi nước trong ao chưa đã được xử lý, bà con hãy bơm nước sang ao nuôi thông qua nhiều lớp vải lọc có mắc lưới nhỏ. Nước đã được xử lý không chứa các động vật trung gian mang mầm bệnh, khi lấy nước vào ao nuôi bà con nên lấy nước ở tầng giữa của ao chứa để tránh bùn, khí độc và các vi khuẩn gây hại nằm ở đáy ao. 

nuôi tôm nước ngọtCuối cùng dùng xuồng có gắn các móc sắt để cày lớp đất ở đáy ao 2 lần/ngày trong suốt  7 ngày nhằm giúp trộn vôi vào trong đáy ao: Việc này giúp khoáng hóa nền đất. Mở quạt nước ngay từ đầu để thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh vật phù du ở trong ao.

2. Chọn giống và thả con giống

Để mùa tôm thuận lợi, phát triển tốt việc chọn con giống tốt là điều rất quan trọng, bà con nên chọn mua giống tại các trại giống uy tín. Giống tôm thẻ chân trắng với đặc tính dễ nuôi, mỏng vỏ với lượng thịt cao đang là sự lựa chọn của hầu hết gia đình Việt và cũng được nuôi trồng khá phổ biến.  

Để đảm bảo đúng kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt, bà con cần Chọn giống tôm có đặc tính sinh trưởng ở vùng nước có độ mặn thấp khoảng 7%. Tiếp tục ngọt hóa tôm giống giảm xuống độ mặn 1% (dùng nước biển mặn và chất nước biển pha với nước ngọt rồi thả tôm giống vào). Nên thả tôm giống vào ao nuôi vào buổi sáng hoặc chiều tối (thời tiết mát mẻ), khi thả tôm giống nên đứng ở đầu ngọn gió để tôm dễ dàng bơi ra xung quanh hồ.

nuôi tôm nước ngọtMật độ thả giống từ 80 – 100 con/m2

3. Thức ăn cho tôm

Thức ăn cho tôm phải đảm bảo chất lượng, lượng thức ăn theo từ giai đoạn phát triển. Khẩu phần ăn cho tôm bà con có thể tham khảo theo sau:

GIAI ĐOẠN

LƯỢNG THỨC ĂN

(Sử dụng cho 100.000 con giống)

Ngày đầu tiên

1,2 – 1,5 (kg/ngày)

2 – 7 ngày tuổi

1,6 – 1,9 (kg/ngày)

1 – 2 tuần tuổi

2,1 – 2,4 (kg/ngày)

2 – 4 tuần tuổi

2,7 – 3 (kg/ngày)

Từ 2 tháng tuổi đến khi thu hoạch đi bà con cần phải điều chỉnh lượng thức ăn, hạn chế cho ăn dư thừa tránh làm ô nhiễm nguồn nước trong ao, dễ phát sinh mầm bệnh.

4. Quản lý môi trường nước

Môi trường nước trong ao để nuôi tôm nước ngọt ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát tiển của tôm. Ở tuần đầu tiên thả tôm giống, mực nước trong ao giữ khoảng 60cm, sau đó thêm nước ngọt vào cho nhạt dần như nước ngọt, mức nước giữ khoảng 1,2m.

nuôi tôm nước ngọt

Từ ngày thứ 50 trở đi, mỗi ngày thay khoảng 5 – 20cm nước, độ trong từ 25-35cm, pH 7,4-8,6, oxy trên 5mg/l, đạm NH4-N không quá 0,5mg/l, nhiệt độ nước 21-33oC.

Lưu ý: cách 15 ngày dùng vôi điều chỉnh độ pH đồng thời bổ sung canxi cho ao nuôi.

Quạt nước: đảm bảo 1 HP cho 400 kg tôm, giám sát kỹ hàm lượng oxy hòa tan (DO) nhất là vào thời điểm từ 0h-5h sáng, đảm bảo DO luôn cao hơn 5 mg/l.

Kiểm tra sức khỏe tôm: thời điểm tốt nhất là 2-5 giờ sáng, việc kiểm tra vào thời điểm này có thể giúp dự đoán vấn đề về sức khỏe tôm trong 2-3 ngày tiếp theo từ đó có các biện pháp phòng trừ thích hợp

5. Thu hoạch tôm

Sau 135 ngày nuôi bà con có thể thu hoạch tôm thẻ chân trắng, năng suất tôm đạt 7.200-11.034kg/ha, trọng lượng tôm khoảng 58-70con/kg mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho bà con.

nuôi tôm nước ngọt

Đối với các hộ chăn nuôi, nuoi tom nuoc ngot là cả một sự nghiệp, thành công hay không phải dựa trên sự đầu tư bài bản hệ thống cơ sở vật chất, hệ thống ao chứa, ao xử lý nước thải. Và quan trọng hơn nữa người chăn nuôi phải nắm chắc ky thuat nuoi tom the nuoc ngot. Chúc bà con chăn nuôi thành công với mô hình nuôi tôm nước ngọt!

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here