Cách trồng đậu đũa năng suất cao, chất lượng đậu tốt

Cách trồng đậu đũa

Đậu đũa hay còn biết đến với cái tên đậu dải áo, hiện là một loại thực phẩm được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng rất cao.  Kỹ thuật trồng đậu đũa cũng không quá cầu kỳ, do đó cây đậu đũa được trồng khá phổ biến hiện nay. Với sự phát triển của khoa học, các giống cây đậu đũa được lai tạo nhiều để phù hợp với mọi điều kiện đất đai, khí hậu. Tuy nhiên, để năng suất cao và chất lượng đậu tốt thì vẫn nên trồng trên loại đất thịt nhẹ, đất pha cát, đất giữ ẩm và thoát nước tốt. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con cách trồng đậu đũa đảm bảo theo đúng kỹ thuật, giúp năng suất đạt như mong muốn.

I. Cách trồng đậu đũa hiệu quả

1.1. Thời vụ

Hiện nay, với các loại giống được lai tạo giúp đậu đũa có thể trồng quanh năm. Các vụ gieo trồng:

– Vụ Đông Xuân: rơi vào tháng 11 – 12 dương lịch

– Vụ Xuân Hè: vào tháng 2 – 3 dương lịch

– Vụ Hè Thu: có thể gieo tháng 5 – 6 dương lịch

– Vụ Thu Đông: gieo tháng 8 – 9 dương lịch

1.2. Chuẩn bị đất trồng 

Bà con nên chọn đất cao, thoát nước tốt, trước khi gieo trồng cần làm sạch cỏ, cày bừa cho đất tơi xốp bón 1 tấn vôi/ha, cày xới kỷ và phơi 7 – 10 ngày để loại bỏ sâu bệnh còn sót lại ở mùa vụ trước. 

Đánh luống với chiều cao 15 – 20cm, rộng 1m, rãnh mỗi luống rộng 30cm. Chia hàng theo khoảng cách mỗi hàng cách nhau 60cm. 

cách trồng đậu đũaTiếp tục bón lót lần 2 bằng phân chuồng ủ hoặc tro trấu trộn với thuốc khử sâu hại Basudin hay Kitazin xuống từng hàng rồi lấp lớp đất lên và tưới nước vừa đủ ẩm rồi mới tiến hành gieo hạt xuống.

1.3. Tiến hành gieo đậu đũa

Bà con có thể dễ dàng mua hạt giống đậu lùn và đậu leo tùy thích tại cửa hàng. Lượng giống gieo từ 18 – 20kg hạt/ha (đậu leo) và 30 – 40kg hạt (dạng lùn).

Hạt giống đỗ đũa trước khi gieo trồng nên được ngâm 4-6 tiếng trong nước ấm ở nhiệt độ khoảng 40oC, sau đó ủ hạt bằng bông hoặc khăn ẩm cho hạt nảy mầm. Mỗi ngày kiểm tra hạt 1 lần và phun thêm nước rồi tiếp tục ủ cho đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo. 

Lựa chọn những hạt giống nảy mầm mang đi gieo, trong dau dua với khoảng cách cây từ 25 – 30cm, mỗi lỗ gieo 2 hạt.

Cuối cùng phủ một lớp đất mỏng lên hạt và phủ rơm rạ để giữ ẩm cho hạt nảy mầm nhanh hơn. Sau khi gieo đậu cần phải tưới đều đặn, đảm bảo đất đủ độ ẩm để hạt có điều kiện tốt để nảy mầm. Khoảng 20 – 25 ngày sau gieo cây đậu đũa sẽ ra lá.

cách trồng đậu đũaII. Kỹ thuật chăm sóc cây đậu đũa

Không chỉ là cách trồng đỗ đũa mà kỹ thuật chăm sóc cũng rất quan trọng cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.

2.1. Tưới nước 

Khi cây mọc, cứ 2 ngày tưới 1 lần để đảm bảo độ ẩm cho đất, độ ẩm tốt nhất khoảng 70%. Cay dau dua cần tưới nhiều nước ở 2 giai đoạn chính vào thời điểm cây có 5 – 6 lá thật và thời kỳ cây ra hoa đậu quả, vì nó quyết định đến năng suất của cây sau này. 

Cây đậu đũa cần cung cấp đủ nước thường xuyên tuy nhiên không được để đất bị úng ngập sẽ làm thối rễ. 

2.2. Bón phân

Lượng phân bón cần cho 1 ha trồng đậu ước tính như sau:

– Lần 1: Sau khi trồng 10 ngày, bón 13kg đạm urê, 50kg NPK loại 16:16:8

– Lần 2: bón sau lần đầu 15 ngày, sử dụng 25kg đạm urê, 50kg NPK loại 16:16:8

– Lần 3: bón sau lần thứ 2 khoảng 15 ngày, khi cây ra hoa rộ, bón 25kg đạm urê, 50kg kali clorua, 75kg NPK loại 16:16:8

Cách bón: Hòa tan phân vào nước rồi tưới hốc. Nên bón vào buổi sáng hoặc chiều mát. Bón phân nên kết hợp với làm cỏ và xới vun gốc để tránh thất thoát phân bón do sự canh tranh dinh dưỡng của cỏ dại cũng như do bốc hơi hoặc rửa trôi.

2.3. Làm giàn 

cách trồng đậu đũaĐối với các giống đậu đũa thân leo, khi trồng cần làm giàn. Bắt đầu làm giàn cho dây leo khi cây có 6 – 9 lá thật, ngọn bắt đầu vươn dài. 

Có thể dùng cọc tầm vông, tre hoặc cây nứa, cây dóc cắm giàn chữ A cao khoảng 1,5 – 1,8m; khoảng cách 0,5 – 0,6m; sau đó giăng dây nylon hoặc kẽm để đậu leo lên giàn. 

2.4. Chăm sóc đậu giai đoạn ra hoa kết quả

Cây đậu đua có khả năng tự thụ phấn rất cao, chỉ khoảng 3 – 4 ngày ra hoa thì sẽ bắt đầu có dấu hiệu đậu quả non mọc ra từ phần đài hoa. Thời điểm này quan trọng nhất cần tưới đủ nước cung cấp cho cây, cần tỉa bớt lá già, lá bị sâu bệnh nhằm tạo cho ruộng thông thoáng, hạn chế sự lây lan của sâu bệnh.

cách trồng đậu đũaThời điểm khi cây đang ra quả rộ tiến hành bón thúc lần 3 bằng hỗn hợp phân đạm và phân kali đã trộn đều rắc cách gốc 5 – 7cm rồi lấp đất lại. Luôn tưới đủ nước cho cây, bón thêm một lớp phân chuồng hoai mục giữa hàng để cung cấp thêm dưỡng chất cho cây trồng ra nhiều trái hơn.

Giai đoạn cây cho trái dài từ 20 – 25cm tiến hành bón thêm phân đạm và phân kali để thúc cho cây phát triển quả dài và to hơn nữa. 

Dù là trồng đậu đũa chuyên canh hay cách trồng đậu đũa tại nhà, thì giai đoạn này bà con cần phải bỏ nhiều công sức hơn, để thu về chất lượng đậu đũa tốt nhất.

III. Thu hoạch đậu đũa 

cách trồng đậu đũa

Áp dụng theo đúng cach trong dau dua, đậu lùn cho thu hoạch 40 – 45 ngày và đậu leo cho thu hoạch 45 – 50 ngày sau khi gieo. Năng suất lứa đầu rất thấp, khoảng 150 – 200 kg/ha. Lứa thứ 4 – 5 cây mới cho thu rộ, cách ngày bà con nên thu 1 lần, mỗi lần thu khoảng 1 -1.5 tấn/ha. Đậu cho thu hoạch kéo dài 30 – 40 ngày với 12 -15 lứa. 

Khi thu hoạch, bà con nên dùng dao cắt hay dùng tay vặn nhẹ trái, không giật mạnh làm rụng nụ hoa các lứa sau. Năng suất các giống đậu đũa leo cải thiện từ 25 – 35 tấn/ha.

cách trồng đậu đũaĐậu đũa là một trong những giống đậu có năng suất cao và có thể chế biến thành nhiều món ăn dinh dưỡng khác nhau nên nhu cầu sử dụng rất cao. Để có một mùa đầu năng suất cao, chất lượng tốt bà con cần tìm hiểu và trang bị cho mình những cách trồng đậu đũa hiệu quả hơn. Chúc bà con có một mùa vụ thành công! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *