Chia sẻ cách trồng khổ qua rừng, cây dược liệu thiên nhiên tốt cho sức khỏe

khổ qua rừng, mướp đắng rừng, dây khổ qua rừng, kho qua rung, trồng khổ qua, cây khổ qua rừng, trái khổ qua rừng

Khổ qua rừng (còn gọi là Mướp đắng rừng) là một loại dây leo mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc họ bầu bí, có quả ăn được, thuộc loại đắng nhất trong các loại rau quả. Từ xa xưa khổ qua rừng đã được sử dụng như là một loại nguyên liệu trong chế biến món ăn của người Việt, không chỉ dừng ở đó khổ qua rừng còn được áp dụng trong hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân ung thư đang chữa bằng tia xạ, các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu,… Bài viết này tổng hợp từ những nông dân có kinh nghiệm trong việc gắn bó với loài cây khổ qua rừng này, mời bà con cùng theo dõi.

Đặc tính cây khổ qua rừng

Khổ qua rừng loài dây leo thân thảo, thường mọc tự nhiên ở nhiều vùng đồi núi nước ta. Cây khổ qua có dạng dây leo bằng tua cuốn, thân có cạnh, dây khổ qua rừng có thể bò 4-5 mét, trái khổ qua rừng hình thù nhỏ xíu. Có thể thu hoạch lá, ngọn và trái, loại cây này có thể trồng được quanh năm.

khổ qua rừng, mướp đắng rừng, dây khổ qua rừng, kho qua rung, trồng khổ qua, cây khổ qua rừng, trái khổ qua rừngCây khổ hoa rừng có chu kỳ sinh trưởng tốt trong vòng 1 năm, có thể sống đến 2 năm. Trồng 1 lần cho thu hoạch cả năm, khi cây sinh trưởng được 45 ngày sẽ bắt đầu cho trái, lúc này cũng là lúc thu hút nhiều côn trùng, bọ xít nhất, nên cần phải có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Kỹ thuật trồng khổ qua rừng

1. Chuẩn bị hạt giống trồng khổ qua rừng

Khâu lựa chọn giống là cực kỳ quan trọng. Nếu không thể mua được giống tốt thì hãy thử hai phương pháp sau: Lấy giống từ các nhà vườn khác với điều kiện giống tốt, sạch, không nhiễm bệnh hoặc nếu nguồn gốc giống không rõ ràng thì nên tự trồng thử nghiệm, phân lô để chọn lọc và sau đó nhân giống ra.

Cách ươm hạt giống: bạn ngâm hạt khổ qua vào nước ấm (2 sôi ,3 lạnh) khoảng 4 tiếng. Sau đó vớt ra ủ vào khăn ẩm. 24 tiếng tiếp theo đem rửa sạch hết lớp nhờn ngoài vỏ rồi đem ủ lại, khoảng 3-5 hạt sẽ nứt nanh.

khổ qua rừng, mướp đắng rừng, dây khổ qua rừng, kho qua rung, trồng khổ qua, cây khổ qua rừng, trái khổ qua rừngKhi hạt nứt mầm cũng là lúc bạn nên chuẩn bị đất ươm. Đất thường là hỗn hợp gồm: xơ dừa đã qua xử lý, phân bò ủ mục sành lấy những hạt nhỏ rồi trộn với đất.

2. Cách trồng khổ qua rừng

Sau 4-5 ngày hạt thành cây non, rồi tiếp tục chăm sóc đến 20 ngày, chọn cây khỏe mạnh để chuyển qua ruộng.

Nếu bạn trồng khổ qua rừng để lấy ngọn thì khoảng cách giữa các cây là 30 – 40cm, khoảng cách hàng  80 – 90cm.

Nếu bạn trồng khổ qua rừng để lấy quả thì khoảng cách giữa các cây là 50 – 60cm, khoảng cách hàng 1 – 1,2m

Cách chăm sóc cây khổ qua rừng

Tưới nước: bà con cần phải tưới nước cho nó 2 lần/ngày để cây có thể đẻ nhánh ,lá luôn xanh tươi, khỏe mạnh, ra nhiều hoa, đậu nhiều trái. Khi tưới nước cần chú ý nên tưới đẫm nước phần góc, tránh dùng vòi phun lên hoa và trái non vì sẽ bị rụng.

Làm giàn: Khi cây cao khoảng 25 – 30cm, bắt đầu 5-6 lá và xuất hiện tua cuốn  thì bạn nên làm giàn cho chúng. Bạn có thể tận dụng những thanh sắt hoặc tấm lưới,cột tre để làm giàn cho khổ qua lên. Trong quá trình phát triển của cây bạn nên dùng dây vải buộc những ngọn khổ qua vào dàn để cho chúng leo đúng dàn không bị lòa xòa xuống đất.

khổ qua rừng, mướp đắng rừng, dây khổ qua rừng, kho qua rung, trồng khổ qua, cây khổ qua rừng, trái khổ qua rừng

Bón phân: Khi cây ra 2 lá thật phun phân Super Growth rong biển hay Halifax pha 1 ml với 1 lít nước 7 ngày phun 1 lần. Khi cây được 20 ngày tuổi bón Multi bổ sung rau ăn quả vào gốc 100gr/gốc. sau đó cứ 15 ngày bón 1 lần cho đến khi cây ra hoa đậu trái và thu hoạch trái. Khi cây bắt đầu ra hoa ( 40-45 ngày sau khi gieo), ngưng phun Super Growth rong biển. Trường hợp cây trên 30 ngày tuổi mà chưa ra hoa, sử dụng Bloom & Fruit và NPK 6-14-6 (5ml mỗi loại pha 1 lít) hay TP108 (pha 1ml với 1 lít nước) phun ướt đều trên thân lá, 7 ngày phun 1 lần để giúp cây ra hoa tốt hơn.

Thụ phấn cho hoa: Với cách trồng khổ qua rừng lấy quả thì bạn nên thụ phấn cho hoa cái mỗi sáng khoảng từ 9 – 10 giờ. Thực hiện ngắt hoa đực (hoa không có bầu phình bên dưới) úp vào miệng hoa cái (hoa có bầu phình bên dưới) sẽ giúp hoa cái thụ phấn tốt, ra quả nhiều.

Thu hoạch mướp đắng rừng

Khổ qua trồng thường thu trái sau khi trồng khoảng 50 ngày sau trồng. Khi thấy trái khổ qua chuyển sang màu sáng bóng thu hái, cứ 2-3 ngày bạn có thể thu hoạch 1 lần.

khổ qua rừng, mướp đắng rừng, dây khổ qua rừng, kho qua rung, trồng khổ qua, cây khổ qua rừng, trái khổ qua rừng

Khổ qua rừng là cây dại nên dễ trồng, kỹ thuật chăm sóc không quá cầu kỳ. Chúng có giá trị kinh tế khi cả lá, trái đều sử dụng được. Hi vọng với hướng dẫn và kinh nghiệm trồng khổ qua rừng trên sẽ giúp ích cho bà con trong việc thâm canh loại cây này. Chúc bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *