Chia sẻ chi tiết kỹ thuật chăm sóc cây đào sau Tết từ các chủ nhà vườn

chăm sóc cây đào

Hoa đào là loài hoa không thể thiếu trong các gia đình miền Bắc vào mỗi dịp Tết đến xuân về. Vào những ngày gần tết, mọi người đều nô nức tìm mua cho gia đình mình những chậu hoa đào rực rỡ để chưng tết. Thế nhưng sau tết hầu hết mọi người đều băn khoăn liệu rằng chậu hoa đào của mình có thể tiếp tục nở vào năm sau hay không? Đừng quá lo lắng về vấn đề đó, chậu hoa đào nhà bạn hoàn toàn có thể nở rộ vào năm sau nếu bạn chăm sóc chúng đúng kỹ thuật. Dưới đây là kỹ thuật chăm sóc cây đào sau Tết được các chủ nhà vườn chia sẻ, hãy cùng áp dụng để năm sau lại có đào đẹp chơi Tết nhé!

Kỹ thuật chăm sóc cây đào sau Tết

1. Trồng lại cây đào

Sau tết, nên đem đào đi trồng lại càng sớm càng tốt, trễ nhất là tới rằm tháng Giêng. Nên chọn chỗ đất cao ráo, thoát nước và tơi xốp để trồng lại gốc đào vì đào là cây không chịu được úng. Nhà không có đất thì trồng vào chậu to nhưng phải thật thoát nước. 

Trước khi trồng bón lót bằng phân hữu cơ vi sinh hoặc phân ải. Để thúc đào ra rễ mới có thể dùng chế phẩm Orgamin bằng cách tưới ẩm lên đất trồng trước 10 – 15 ngày rồi mới trồng cây.

chăm sóc cây đàoLúc trồng cây lấp đất vừa ngang cổ rễ rồi nhẹ nhàng lấy đất xung quanh dồn vào bầu cho chặt, rồi tưới nước đẫm. Trồng xong cần cắt ngay cành lần thứ nhất để cành mới mọc nhiều.

2. Bón phân cho cây đào

Các bạn có thể bón lót khoảng từ 3-5kg phân hữu cơ/cây tùy vào độ lớn nhỏ của chậu hoa đào. Nên bón phân cho cây đào trong thời gian từ 20 ngày sau khi trồng đến tháng 9 hàng năm. Bón mỗi cây từ 0.5 đến 1kg NPK trộn với 2ml Siêu phân bón NEB tùy cây lớn, nhỏ, bón cách gốc 30-50cm theo hình chiếu của tán cây, tưới nước đủ ẩm cho đào trong thời kì bón phân để cây có thể hấp thụ tốt lượng phân và sinh trưởng tốt.

3. Phòng trừ sâu bệnh

Nếu đào bị nhện đỏ làm vàng lá, rụng lá các bạn có thể dùng luân phiên các loại thuốc Regent 800WG, Sokupi… Nếu chậu hoa đào của bạn có dấu hiệu lở cổ rễ hay đốm lá thì cần dùng Anvil 10EC hat Penac P. Cây đào cũng có thể bị rệp sáp làm hại, các bạn có thể dùng Supracide để phòng trừ.

chăm sóc cây đào

4. Tạo tán, tạo thế cho cây hoa đào

Việc tạo tán, tạo thế cần tiến hành liên tục từ 5-7 ngày một lần bằng cách kết hợp uốn, buộc các cành non vào với nhau hoặc tạo khung theo các thế đã định, cắt tỉa, bỏ những cành ngoài ý muốn. Các bạn cũng có thể kết hợp cách khắc vảy trên thân đào để tạo vẻ cổ cho cây đào của mình.

chăm sóc cây đào

Hy vọng những kinh nghiệm về cách chăm sóc cây đào sau tết đã mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích để quá trình trồng lại đào sau tết của mình được hiệu quả nhất, giúp cây đào có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất, để vào dịp tết năm sau gia đình đã có sẵn một cây đào để chơi tết, tiết kiệm chi phí. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *