Thỏ là một loại động vật được biết đến với khả năng tiêu hóa chất xơ rất tốt bao gồm rau xanh và các loại củ quả cũng như phụ phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, các loại thức ăn này chỉ cung cấp nhiều chất xơ còn hàm lượng dinh dưỡng thì thấp. Do vậy phải bổ sung thêm các loại thức ăn tinh cho giá trị dinh dưỡng cao. Trong bài viết này chúng tôi xin chia sẻ một vài kinh nghiệm tổng hợp từ thực tế trong việc tự phối trộn thức ăn cho thỏ.
Thành phần dinh dưỡng chủ yếu cho thỏ
1. Thành phần tinh bột
Thành phần tinh bột thì có nhiều trong các loại thức ăn như: lúa, ngô (bắp), sắn (khoai mì)… Tùy từng giai đoạn phát triển của thỏ mà bà con sẽ cung cấp lượng thức ăn chứa thành phần tinh bột khác nhau như:
– Đối với thỏ đang trong giai đoạn vỗ béo thì cần tăng cường thêm nhóm thức ăn này
– Thỏ hậu bị thì lại ngược lại sẽ phải hạn chế lượng thức ăn tinh bột vì dễ dẫn đến việc thỏ ăn nhiều tăng cân quá mức dẫn đến vô sinh.
– Đối với thỏ đang trong thời kỳ nuôi con thì cần tăng cường lượng thức ăn tinh bột trong khoảng 20 ngày đầu sau sinh. Vì lúc này thỏ mẹ cần hồi phục sức khỏe cũng như cần cung cấp nhiều sữa cho thỏ con, sau đó thì sẽ giảm dần lượng tinh bột.
2. Thành phần chất đạm
Chất đạm đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của thỏ. Thỏ thời kỳ nuôi con nếu thiếu chất đạm sẽ dẫn đến việc thỏ con còi cọc, chậm lớn, sức đề kháng kém, tỷ lệ nuôi sống đàn con thấp. Thỏ con trong giai đoạn sau cai sữa nếu không cung cấp đủ chất đạm sẽ bị kém phát triển, chậm lớn.Chất đạm động vật bà con có thể dễ dàng tìm kiếm trong các nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương như: ốc bươu, giun quế, đạm bột cá hoặc các phế phẩm tại lò mổ…
3. Thành phần chất xơ
Chất xơ là thành phần thiết yếu trong khẩu phần ăn của thỏ giúp duy trì việc tiêu hóa ổn định. Tỷ lệ thành phần chất xơ trong khẩu phần ăn không được thấp hơn 8% hoặc cao hơn 16% sẽ gây tác hại không tốt cho hệ tiêu hóa của thỏ.
Chất xơ có nhiều trong các loại rau xanh như: rau muống, rau cải, bìm bìm hay các loại củ quả, ngọn cà rốt hay các loại thảo dược… Tuy nhiên các loại rau củ phải được rửa sạch và phơi trong mát cho giảm bớt lượng nước trong đó đi để không làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của thỏ.
4. Thành phần vitamin
Các loại vitamin quan trọng nhất là A, B, D và E. Nếu thiếu vitamin A thì thỏ sẽ sinh sản kém hoặc rối loạn chức năng sinh sản; ở thỏ con thì sẽ chậm phát triển. Thiếu vitamin E thì thỏ mang thai sẽ kém phát triển, thỏ đực tinh trùng kém không hăng, tỷ lệ đậu thai thấp. Vitamin B và D đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn thỏ sau khi cai sữa và giai đoạn vỗ béo.
Vitamin có thể từ các loại trái cây, gấc… hoặc các loại phụ phẩm như bã đậu, bã mía, bã của các loại trái cây do nhà máy sản xuất.
5. Thành phần chất khoáng
Đây cũng là một thành phần khá quan trọng với thỏ nói riêng và các loại gia súc nói chung. Nếu thiếu Canxi hay Photpho thì thỏ con sẽ sinh trưởng và phát triển kém, thỏ mẹ sinh sản kém, tỷ lệ đậu thai khó thành công.
Công thức phối trộn thức ăn cho thỏ
STT |
NGUYÊN LIỆU |
CÔNG THỨC 1 |
CÔNG THỨC 2 |
CÔNG THỨC 3 |
1 |
Bắp nghiền (%) |
30 |
15 |
25 |
2 |
Hạt mì nghiền (%) |
15 |
30 |
20 |
3 |
Cám gạo (%) |
30 |
30 |
32.5 |
4 |
Bánh dầu đậu nành (%) |
19.5 |
19.5 |
15 |
5 |
Bột thịt xương (%) |
1 |
— |
— |
6 |
Men vi sinh vật (%) |
2 |
3 |
5 |
7 |
Muối ăn (%) |
0.5 |
0.5 |
0.5 |
8 |
Premix khoáng (%) |
1 |
1 |
1 |
9 |
Premix Vitamin (%) |
1 |
1 |
1 |
|
Tổng cộng (%) |
100 |
100 |
100 |
Phương pháp cho thỏ ăn đúng cách
Đối với thức ăn xanh: không nên cắt nhiều một lúc và để dự trữ quá lâu, cần rửa sạch phơi qua cho bớt độ ẩm. Các loại củ quả thường cắt thành những miếng nhỏ và loại bỏ những phần hư thối.
Đối với thức ăn tinh: thức ăn dạng hạt cần phơi khô trước khi dự trữ để hạn chế ẩm mốc. Không nên nghiền quá nhỏ, thường để ở dạng mảnh hoặc ép thành dạng viên.
Bà con nên sử dụng Máy băm nghiền đa năng 3A2,2Kw để băm các loại thức ăn xanh: Cỏ voi, rau lang, lá sắn, rau xanh, các loại lá thảo dược,… thành những đoạn ngắn từ 1 – 5cm và nghiền những hạt ngô, đỗ tương, thóc thành bột, giúp bà con tiết kiệm thời gian, chi phí nhân công trong việc chuẩn bị thức ăn cho thỏ.

Máy ép cám viên 3A3Kw M3 sẽ giúp bà con dễ dàng ép những nguyên liệu đã trộn thành những viên cám có chất lượng cao, đầy đủ dinh dưỡng, giá thành rẻ, bảo quản được lâu dài giúp đàn thỏ của gia đình phát triển tốt.

Theo như kinh nghiệm thực tế của nhiều bà con chia sẻ, nếu tự sản xuất thức ăn cho thỏ nuôi thì không tính chi phí máy móc tính ra có 4 – 5 nghìn đồng/ 1 kg cám thành phẩm. Còn công thức hay tỷ lệ phối trộn thì mỗi hộ lại có một bí quyết và kinh nghiệm riêng. Do vậy, với bài viết này chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp cho bà con thêm một số thông tin cơ bản. Chúc bà con chăn nuôi hiệu quả và cho năng suất cao!