Chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây đậu xanh hiệu quả

0
1948

Cây đậu xanh hay đỗ xanh là 1 loại thực vật phổ biến tại Việt Nam bởi nước ta có khí hậu thích hợp để chúng phát triển. Giá trị dinh dưỡng cao khiến chúng được sử dụng để làm thực phẩm cũng như dược phẩm. Vì nhu cầu tiêu thụ của thị trường dành cho đậu xanh luôn là rất lớn, nên giá thị trường của nó thường được giữ ổn định hoặc tăng vào các thời điểm cao trào. Do đó mà nhu cầu trồng cây đỗ xanh của bà con nông dân tăng theo, với mong muốn nâng cao kinh tế cho gia đình mình. Vậy kỹ thuật trồng đậu xanh thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất? Hãy cùng chúng tôi khám phá qua bài viết này nhé.

Kỹ thuật chọn giống

Tuy vào nhu cầu có thể chọn 1 số giống đậu sau đây

Giống V 87-13: có thể phân cành tốt, tái tạo bộ lá mạnh và cao trung bình 50cm khi trường thành. Sau khi thu hoạch đợt 1, có thể cho thêm một đợt bông thứ hai với năng suất bằng khoảng ½ đợt 1. Năng suất trung bình khoảng 1,2 tấn/ha. 

Giống HL 89 E3: có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau. Điểm chung giữa 2 giống V 87-13 và HL 89 E3 là hạt đậu sẽ không bị chuyển màu, khi gặp mưa trong quá trình thu hoạch.

Giống V 94-208: có năng suất trung bình cao, khoảng từ 1,4-12.8 tấn/ha. Tuy nhiên, giống này chịu nước kém, rất dễ đổi màu khi thu hoặch gặp mưa và còn dễ bị mọt. Bù lại, giống này thân to, lá rộng, hạt to xanh đậm và bóng. 

Chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây đậu xanh hiệu quả

Hướng dẫn gieo trồng

Hãy bắt đầu tìm hiểu cách trồng cây đậu xanh bằng việc gieo hạt. Đa số cây họ đậu cần nền đất tươi xốp để gieo trồng. Nên chọn đất có nhiều phù sa hoặc đất thịt pha cát nhiều mùn. 

Độ pH trong đất phải là khoảng 5,5 – 6,5. Trước khi gieo hạt, đất phải cày xới và làm sạch cỏ để tơi xốp hơn. Đặc biệt, do tính chịu úng kém, nên phải đánh luống, tạo rãnh thoát nước cho đậu xanh.

Ước tính thì cứ 1000m2 sẽ gieo khoảng 1.5-2kg mỗi hàng. Khoảng cách mỗi hàng là dài 50cm, rộng 20cm. Gieo khoảng 2-4 hạt cho mỗi hốc đào. Tưới nước xung quanh cho đất thêm ẩm để đậu dễ nảy mầm.

Thời điểm gieo hạt là khoảng đầu và cuối mùa mưa. Trong đó, đầu mùa mưa áp dụng với các khu vực cao hoặc đất rừng ở các vùng Cao Nguyên, miền Trung. Còn cuối mùa mưa áp dụng tại các vùng đất thấp miền Đông hay đất phù sa miền Tây. 

Chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây đậu xanh hiệu quả

Nên gieo hạt khô, để hạt sẽ hút nước trong đất, sẽ dễ nảy mầm hơn. Không nên ngâm hạt trước, vì tuy gieo xuống sẽ nảy mầm ngay nhưng nếu khoảng 1-2 ngày đầu thiếu nước thì cây sẽ chết.

Hướng dẫn chăm sóc cây đậu xanh đúng cách

Khi đậu đã lên cây con trong khoảng 1 tháng đầu, thì rất cần các dưỡng chất gồm N, P, K để hoàn thiện bộ phận là và bộ rễ. 

Nốt sần của cây sẽ bắt đầu hình thành khi cây đậu đã hình thành lá chét, cho đến khi ra hoa  (dưới 30 ngày). Nốt sần là nơi tập trung đạm cảu cây, nên không cần bón nhiều các loại phân đạm khi đã qua 30 ngày.

Thời kỳ này, do cây đậu xanh con sinh trưởng chậm, nên cần phải tránh sâu bệnh làm hại, hoặc làm chết cây. Nếu không, sẽ làm giảm mật độ cây thu hoạch, ảnh hưởng năng suất.

Chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây đậu xanh hiệu quả

Có thể dùng phân bón để hỗ trợ dưỡng chất cho cây. Trung bình, mỗi hécta đậu xanh trên vùng đất đỏ như khu vực Đông Nam bộ, sẽ cần 90kg phân urê, 300kg phân super lân và 90kg phân kali. Chia làm 3 lần 

– Lần 1: Toàn bộ lân, 1/3 đạm, 1/3 kali. 

– Lần 2: Bón thúc sau đợt 1, khi cây được 3 lá thật, với liều lượng là 1/3 urê và 1/3 kali. 

– Lần 3: Sau khi gieo 20-25 ngày, ta tiến hành bón thúc toàn bộ lượng phân còn lại.

Song song với quá trình bón phân, nên kết hợp với làm cỏ hay vun gốc khi gieo được 25-30 ngày.

Tưới nước khoảng 2-3 lần mỗi tuần. Dùng vòi phun xịt nhẹ để tránh làm bật gốc. 

Phòng chống sâu bệnh cho cây

Có khoảng 20 loại sâu, bệnh thường gây hại cho đậu xanh. Có thể kể đến một số loại sâu và bệnh phổ biến như

Chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây đậu xanh hiệu quả

-Dòi đục thân: chuyên gây hại ở giai đoạn cây con. Có thể dùng thuốc Regent 0.3 G để trị loại sâu này. Cần phun thêm thuốc diệt ruồi để đề phòng chúng đẻ trứng trên cây non.

-Sâu khoan: loại này ăn lá, hoa và quả đậu xanh. Loai này nguy hiểm, bởi khi lớn, chúng gần như kháng tất cả các loại thuốc. Do đó, cần diệt trừ loài này khi chúng còn bé, vì chúng hoạt động về đêm nên phun thước vào lúc chiều sẽ đạt hiệu quả cao nhất

-Sâu tơ: gây hại chủ yếu trong giai đoạn ra hoa. Chúng thường phá hại nhụy, khiến quả không đậu được. Phương pháp phòng trừ hữu hiệu nhất là dùng bẫy pheromon trên diện rộng trong giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa.

-Bệnh khảm vàng: bệnh này thường sẽ gây hại trên đậu xanh 1 cách toàn diện, tức ảnh hưởng đến toàn bộ các bộ phận. Hiện biện pháp tốt nhất chỉ là trồng giống kháng. Tuy nhiên, để tìm ra giống kháng thì cần đến khoảng 4 vụ gieo trồng.

-Bệnh đốm lá: do nấm Sercostora gây ra. Bệnh này xuất hiện khi cây vào giai đoạn hình thành nụ, đến khi thu hoạch. Bệnh này có thể dùng 1 số loại thuốc đặc trị như : Dapronin, Pamistin, Alvin, … Thời gian phun là 20-40 ngày sau gieo.

Thu hoạch

Khoảng 50 – 60 ngày thì có thể bắt đầu thu hoạch. Chỉ nên hái những quả chín, đã chuyển màu nâu hoặc vàng đen. Thời điểm thu hoạch nên là buổi chiều, vì các thời điểm khác, các quả chín khô có thể bị bung ra, khiến tỷ lệ năng suất giảm. 

Chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây đậu xanh hiệu quả

Khi hái, cũng cần tránh làm đứt cuống của trái non, rụng nụ hoa, vì sẽ ảnh hưởng đến đợt thu hoạch kế tiếp.

Sau khi thu hoạch, đem phơi nắng khoảng 3-4 ngày. Sau đó, đập tách lấy hạt rồi làm sạch bụi. Tiếp tục phơi 1-2 ngày, rồi đem đi bảo quản.

Chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây đậu xanh hiệu quả

Hy vọng rằng, thông qua bài viết trên, bà con sẽ có thể nắm được 1 số thông tin cần thiết về cách trồng đỗ xanh sao cho hiệu quả nhất!

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here