Chia sẻ kỹ thuật nuôi lươn không bùn

0
2088

Lươn là loại thuỷ đặc sản được ưa chuộng trên thị trường trong và ngoài nước vì có độ dinh dưỡng cao và thịt thơm ngon. Việc khai thác lươn một cách bừa bãi đang làm cạn kiệt nguồn lươn tự nhiên, không đủ cung cấp cho thị trường. Đó chính là lý do những năm gần đây, việc chăn nuôi lươn ngày càng phát triển, được mở rộng và phổ biến ở nhiều nơi, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ chăn nuôi. Có rất nhiều hình thức nuôi lươn, một số người chọn phương thức truyền thống, nuôi lươn trong bùn giống môi trường ngoài tự nhiên dể lươn phát triển tự do. Tuy nhiên, với hình thức này, bà con không thể quản lý được số lượng,  tình hình sức khoẻ, bệnh dịch của lươn. Do đó, hình thức nuôi lươn không bùn trong bể xi măng là lựa chọn hàng đầu của hộ đầu tư chăn nuôi loại thuỷ sản này vì dễ thực hiện và đem lại hiệu quả cao.

Bài viết này sẽ chia sẻ tới bà con chi tiết kỹ thuật nuôi lươn không bùn trong bể xi măng – mô hình nuôi lươn cho năng suất cao nhất hiện nay.

 1. Thiết kế bể nuôi lươn

      Bà con thiết kế bể xi măng mặt trong nên ốp gạch men/gạch tàu hoặc lót bạt để lươn di chuyển bên trong bể không bị xây xước. Việc xây xước sẽ dễ dấn đến những bệnh dịch cho lươn.

–     Bể nuôi nên thiết kế hình chữ nhật, diện tích dao động từ 6 – 20 m2, chiều cao khoảng 0,7 – 1 m  ,trên thành bể viền các gờ bằng gạch tàu để đề phòng lươn thoát ra ngoài

–     Vị trí yên tĩnh, có bóng mát, dễ lấy nước và thoát nước ,làm mái che bán mái hoặc làm giàn trồng cây leo che nắng, gió.

     Đáy bể phải được làm dốc về phía cống thoát để có thể dễ dàng đưa thức ăn thừa, chất bài tiết của lươn khi tháo cạn thay nước .Cống thoát nên được thiết kế bằng ống nhựa PVC được khoan lỗ nhỏ hơn kích cỡ lươn hoặc bọc lưới để tránh lươn bị hút ra ngoài khi thay nước. Hệ thống cấp nước nên đặt sát đáy bể và đối diện cống thoát để có thể tận dụng sức nước tống cặn bã về phía cống thoát.

–   Bể nuôi lươn nếu xây mới thì giá thể phải được ngâm ít nhất 1 tuần (thay nước hàng ngày).

–    Giá thể cho lươn trú ẩn (đồng thời là “sàn ăn”) gồm 3 khung tre/gỗ đặt chồng lên nhau chiếm khoảng 1/3 diện tích bể, mỗi khung bao gồm các thanh tre/gỗ được đóng song song cách nhau 10 cm. Khung trên cùng được đan thêm các dây nylon để có thể giữ được thức ăn khi cho lươn ăn

–    Hạn chế ánh sáng chiếu trực tiếp vào bể làm tăng nhiệt độ nước, toàn bộ bể nuôi nên được che mát bằng lưới cách nhiệt (lưới lan) loại dày

Theo kinh nghiệm của những chuyên gia kỹ thuật, bà con cần lưu ý:

   – Đối với bể cũ: sau khi thu hoạch, tháo cạn nước, chà rửa bể nuôi cho sạch, sau đó phải phơi bể khoảng 4 tuần. Có thể dùng vôi bột khử trùng bên trong bể.

   – Đối với bể mới: đổ nước vào bể, và ngâm cùng với cây chuối hột trong khoảng thời gian khoảng 2 tuần. Sau đó thì tháo hết nước, rửa lại 2-3 lần bằng nước sạch. Sau đó có thể cho nước vào. Nhiệt độ phù hợp nhất là từ 25-270

   – Ngoài bể nuôi chính, nên có một bể lọc nước riêng để dùng khi cần thiết. Nên để những ống tre, gạch, gỗ trong bể đề làm chỗ cho lươn trú ẩn.

2. Kỹ thuật chọn giống lươn nuôi

Lươn giống khai thác trong tự nhiên. Ở miền Bắc lươn đẻ vào tháng 3-4 dương lịch, ở miền Nam lươn đẻ vào tháng 5-6, và tháng 8-9 dương lịch.

Bắt lươn con về ương nuôi: cho mồi vào lờ, dùng đèn, dùng vợt đón vớt ở các của hang ở mương, ao, bờ có nhiều thực vật mọc. Thường vớt lươn vào chiều tối, khi lươn đi kiếm mồi.

Vớt trứng lươn về ấp: lươn đẻ trứng vào bọt do chúng phun trước tổ. Ở nhiệt độ 25-300C trứng nở sau 7 ngày. Khi vớt trứng về, ngâm trứng vào dung dịch xanh Methylen 1/50.000 trong 10-15 phút, ngâm trong 2 ngày, mỗi ngày một lần. Sau 10 ngày khi hết noãn hoàng, lươn con dài khoảng 2cm có thể cho lươn ăn: lòng đỏ trứng gà luộc chín, tảo, giun, ốc xay nhuyễn.

Ương nuôi lươn con trong xô nhựa, khạp có thành trơn láng, mật độ 200-300 con/m2, treo các búi dây ni-lông để lươn bám vào thở. Thay nước hàng ngày sau khi cho ăn. Sau 20-30 ngày, chọn lươn khỏe thả nuôi ở ao nuôi lươn thịt.

Chọn lươn giống đồng cỡ có da màu sáng, nhiều nhớt, hoạt động nhanh nhẹn, không xây xát, không đỏ rốn. Lươn có màu vàng sẫm, phát triển tốt nhất. Lươn màu vàng xanh, phát triển bình thường. Lươn màu xám tro, chậm lớn.

Không chọn lươn câu bằng lưỡi câu, nhử thuốc, xiệc điện hay bị vuốt làm gãy sống lưng. Giống bắt được do xẹt điện, câu, trúm, mồi thuốc là giống yếu và hao hụt nhiều.

Cách thả lươn giống: Tắm lươn bằng nước muối 3-5% trong 3-5 phút trước khi thả để sát trùng và loại những con yếu.

        Mật độ thả nuôi lươn thịt bình quân 20-25 con/m2.

        Kích thước lươn giống thả nuôi tốt nhất 40 – 60 con/kg.

        Mật độ ương: 60 – 200 con/m2 tùy kích cỡ giống.

3. Nắm vững khẩu phần ăn phù hợp

 Tận dụng thức ăn trong thiên nhiên mùa nước nổi: cua, ốc, hến, cá tạp xay nhuyễn và các loại thức ăn khác: trùn quế, giun đất, cám, bã đậu, các loại rau quả, thức ăn bổ sung: vitamin C, đa vitamin để tăng cường sức đề kháng, men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa, thức ăn viên của cá da trơn, tấm cám nấu chung bột cá, ốc băm.

Thức ăn phải tươi sống, vệ sinh, không cho lươn ăn thức ăn cũ, ôi thiu.  Để chuẩn bị thức ăn cho lươn, bà con nên sử dụng các dòng máy băm nghiền để thức ăn được băm nhuyễn, đều, dễ dàng cho lươn hấp thụ, phát triển tốt.

Bà con nên cho ăn 1 hoặc 2 lần/ngày bằng sàn ăn ở 1 vị trí cố định, vào 1 giờ cố định (thường bữa chính lúc 4 – 6 giờ chiều). Sau khi cho lươn ăn 2-3 phải vớt bỏ thức ăn thừa khỏi bể, tránh gây ô nhiễm môi trường nước.

Việc cho lươn ăn cũng phụ thuộc vào thời tiết: Khi trời âm u, mưa, lạnh nên giảm bớt lượng thức ăn ,tránh dư thừa. Nếu thay đổi thức ăn phải thay đổi dần dần để lươn thích nghi.

Lượng thức ăn: Lươn nhỏ: 3 – 4% trọng lượng lươn; lươn lớn: 5 – 8% – Chú ý  thiếu thức ăn lươn có thể ăn thịt lẫn nhau.

Ngoài ra, bà con có thể cho lươn ăn cá con còn sống, thả vào bể nuôi để lươn tự bắt mồi.

4. Vệ sinh bể nuôi

Giữ nguồn nước sạch, không  bị ô nhiễm: Ao nuôi lươn yêu cầu nước sạch, hàm lượng Otrên 2mg/l. Do bể nuôi lươn rất cạn chỉ có 20 – 30cm mà thức ăn lại giàu đạm nên nước rất dễ bị nhiễm bẩn ảnh hưởng đến tính bắt mồi và sinh trưởng của lươn. Khi nước quá bẩn thì nửa thân trước của lươn thẳng đứng trong nước, đầu nhô lên mặt nước để thở. Khi gặp hiện tượng đó phải nhanh chóng thay nước mới vào.

Ðể phòng tránh nước nhiễm bẩn thì từ 2 – 3  ngày thay nước 1 lần. Lượng nước thay tối đa 70% lượng nước nuôi. Mùa hè nhiệt độ cao nên thay nước  hằng ngày và thường xuyên vớt bỏ thức ăn thừa, rác bẩn trong bể nuôi…

Định kỳ sát khuẩn nước bằng muối và  Extra Odyl 200ml / 100 m2.

Giữ nhiệt độ ổn định khoảng 23-28 độ C, do mức nước sử dụng để nuôi lươn chỉ có 20- 30 cm, nên bể nuôi phải che bằng giàn lưới hoặc thả một ít rong bèo hoặc trồng cây cỏ thủy sinh.

Nhiệt độ thấp (lạnh): tháo cạn nước trong bể, đắp lên đáy bể 1 lớp rơm hay cỏ, để giữ ấm cho lươn và thông khí cho lươn thở – kiểm tra, gia cố bể thường xuyên, tránh lươn bò mất. 

5. Thu hoạch lươn

Sau thời gian nuôi từ 3-4 tháng, lươn đạt kích cỡ thương phẩm thì tiến hành thu hoạch. Trước khi xuất bán, nên cho lươn nhịn ăn một ngày. Sau khi thu hoạch cần vệ sinh bể sạch sẽ để chuẩn bị nuôi lứa tiếp theo.

Hi vọng những chia sẻ về Kỹ thuật nuôi lươn không bùn trong bể xi măng sẽ giúp bà con có được những kiến thức đầy đủ để bắt đầu nuôi loại thuỷ sản này. Chúc bà con thành công với mô hình nuôi lươn này, đạt được lợi ích kinh tế cao cho gia đình.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here