Công thức phối trộn thức ăn cho cá tra mau lớn

phối trộn thức ăn cho cá

Cá tra là loại mặt hàng có giá trị xuất khẩu và đem lại nguồn doanh thu lớn. So với cá basa, giống cá này ít bệnh hơn và có thể nuôi dày. Bởi vậy cá tra trở thành lựa chọn của rất nhiều người chăn nuôi. Hôm nay, chúng tôi sẽ gửi tới các bạn một vài công thức phối trộn thức ăn cho cá tra mau lớn, khỏe mạnh. 

Có nên tự phối trộn thức ăn cho cá tra

Những người nuôi cá tra hiện nay có 2 loại thức ăn cho cá: thức ăn viên công nghiệp và thức ăn tự chế biến. Cả hai loại này đều có thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho đàn cá với những ưu, nhược điểm riêng. 

Thức ăn công nghiệp có thể đáp ứng đủ nhu cầu của cá tra, cũng tiện lợi và đảm bảo vệ sinh hơn khi bỏ xuống nước. Tuy nhiên những loại cám viên giả, kém chất lượng khiến thị trường thức ăn công nghiệp cho cá trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, giá cám viên công nghiệp ngày càng cao cũng là một vấn đề rất lớn với người chăn nuôi. 

phối trộn thức ăn cho cáĐối với các loại thức ăn tự chế, người ta có thể chủ động và đảm bảo chất lượng của nguyên liệu. Nhưng chuẩn bị và chế biến các thức ăn tươi sống không chỉ phức tạp, tốn nhiều thời gian, công sức mà còn dễ khiến nước ao nuôi bị ô nhiễm. 

Bởi vậy, trong công thức phối trộn thức ăn cho cá tra này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách kết hợp ưu điểm của 2 loại thức ăn trên để tự làm ra loại thức ăn viên (cám viên) từ những nguyên liệu có sẵn. Bạn sẽ có loại cám viên cho cá dễ ăn y như cám mua ngoài hàng được chế biến từ những nguyên liệu đảm bảo đồng thời tiết kiệm rất nhiều chi phí. 

Để làm được điều đó máy ép cám viên thủy sản chắc chắn sẽ là công cụ hỗ trợ không thể thiếu. Bạn có thể tham khảo các loại Máy ép cám viên nổi thủy sản 3A.

[wpcc-iframe src=”https://web.archive.org/web/20210725101143if_/https://www.youtube.com/embed/cK2SRtq4c-I” width=”560″ height=”314″ allowfullscreen=”allowfullscreen”]

Công thức phối trộn thức ăn cho cá tra để ép thành cám viên nổi 

Những lưu ý trước khi sản xuất cám viên 

Trước khi bắt đầu phối trộn thức ăn để làm cám viên cho cá tra, có một số vấn đề mà bạn cần lưu ý: 

        – Đầu tiên, nếu bạn muốn sản xuất cá con giống, trong giai đoạn cá sinh dục, cá tra bố mẹ phải được cung cấp lượng thức ăn có từ 30% lượng đạm trở lên. 

        – Khi nuôi cá con, trong 2 tháng đầu, hãy để lượng đạm trong cám viên từ 28-30% (có thể nhiều hơn). 

        – Các tháng tiếp theo giảm lượng đạm trong cám viên xuống còn 25-26%. 

        – Trong 2 tháng cuối trước khi thu hoạch, giảm lượng đạm trong cám viên xuống còn khoảng 20 – 22%. 

Bên cạnh đó, thức ăn viên cho cá tra có 2 loại: loại viên nổi và loại viên chìm. Bạn nên xác định xem muốn làm loại cám nào, kích thước viên cám bao nhiêu trước khi bắt đầu thực hiện. Ở công thức phối trộn thức ăn cho cá tra này, chúng tôi khuyến khích bà con nên sản xuất cám viên nổi vì cá tra thích loại cám này hơn, ăn nhiều và dễ ăn hơn. 

phối trộn thức ăn cho cáNguồn nguyên liệu chế biến thức ăn cho cá tra phải đảm bảo vệ sinh, không bị hư, mốc, không chứa các chất kháng sinh bị cấm sử dụng. Nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật phải tươi, không bị ươn, thối; bột cá còn mới và có mùi thơm, không pha lẫn tạp chất; cá tạp khô không bị sâu mọt, không bị nhiễm khuẩn.Có như vậy, với mật độ nuôi dày (30 – 40 con/m2), cá tra mới càng khỏe mạnh, lớn nhanh. 

Một điều cuối cùng cần lưu ý: cá tra rất háu ăn, nên khi ương cá trong bể phải cho chúng ăn đầy đủ, nếu không chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau. Hãy cân đối lượng thức ăn chúng cần để sản xuất số cám viên phù hợp. Hằng ngày, khẩu phần ăn của cá tra phải đạt từ 2 – 2,5 trọng lượng cá. Nên rải thức ăn từ từ để cá ăn triệt để, khi hết mới rải tiếp. 

Các công thức phối trộn thức ăn cho cá tra: 

Tùy theo từng nguồn nguyên liệu, bạn có thể áp dụng một số công thức phối trộn thức ăn cho cá tra như sau: 

Công thức 1 

– Cám gạo: 60% 

– Phụ phẩm trong chăn nuôi như lòng lợn (heo), bò, gà, ruột cá, đầu cá, cá vụn: 30% (có thể thay thế bằng bột cá) 

– Rau xanh các loại: 10% 

Công thức 2 

– Cám gạo 50% 

– Bột ngô: 25% 

– Bột cá khô: 15% 

– Rau xanh các loại: 10% 

Công thức 3 

– Cám gạo: 60% 

– Bột cá: 20% 

– Khô dầu: 10% 

– Rau xanh các loại: 10% 

Công thức 4 

– Cá tạp (vụn) khô: 35% 

– Cám gạo: 15% 

– Bột ngô: 19% 

– Premix: 1% 

– Rau xanh: 30% 

Công thức 5 

– Bột cá lạt: 25% 

– Cám gạo: 15% 

– Bột ngô: 19% 

– Premix: 1% 

– Rau xanh: 40% 

Với mỗi công thức chế biến thức ăn cho cá tra như trên, bạn trộn đều nguyên liệu và trộn thêm các chất kết dính (bột gòn, rau câu), đảm bảo hỗn hợp sau khi trộn có độ ẩm từ 10 -15% và cho vào máy ép cám. Chiếc máy sẽ sản xuất cho bạn những viên cám nổi chất lượng, đảm bảo dinh dưỡng. 

máy ép cám nổi cho cá
Sản phẩm của máy ép cám viên nổi thủy sản 3A

Hi vọng với những chia sẻ về công thức phối trộn thức ăn cho cá tra nêu trên, chúc các bạn nuôi cá thuận lợi và thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *