Hướng dẫn cách trồng dưa leo sạch đơn giản ngay tại nhà

Dưa leo, còn có tên gọi khác là dưa chuột, là một loại quả được xem như loại rau xanh không thể thiếu trong các bữa ăn, nó còn là loại mĩ phẩm tự nhiên được nhiều chị em lựa chọn sử dụng. Bật mí từ các hộ làm vườn cho biết, trong quá trình trồng dưa leo cần sử dụng khá nhiều các loại thuốc trừ sâu, bởi dưa leo thường bị các loại sâu bệnh tấn công. Vậy làm sao để có thể thưởng thức được những trái dưa leo to khỏe, không sâu bệnh, không thuốc? Cách tốt nhất, an toàn nhất dành cho bạn chính là tự trồng dưa leo ngay tại nhà mình. Và bạn muốn biết cách trồng dưa leo như thế nào để tráng được tình trạng giàn dưa leo của bạn bị sâu bọ tấn công, thì hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé? 

Kỹ thuật trồng dưa leo

Dưa leo có thể được trồng quanh năm, tùy vào vụ trồng khác nhau mà dưa leo cho ra chất lượng và năng suất khác nhau. Dưa leo rất dễ trồng, có thể được trồng trên nhiều loại đất, phù hợp nhất là đất pha cát, nhiều mùn hay đất phù sa, đất bồi giữ ẩm và thoát nước tốt, độ pH giao động khoảng 6,0 – 6,8. Nhiệt độ thích hợp cho dưa tăng trưởng là 30°C vào ban ngày và 24 – 26°C vào ban đêm. Giống như những loại cây khác, khi được cung cấp đủ ánh sáng mặt trời cây trồng sẽ sinh trưởng tốt, cho quả to và chất lượng.

Cách trồng dưa leo

Hướng dẫn chi tiết cách trồng và chăm sóc dưa leo

1. Chuẩn bị

Chọn giống dưa leo năng suất cao

Bạn có thể dễ dàng tìm mua hạt dưa leo tại các cửa hàng bán cây, hạt giống. Trên thị trường cung cấp khá nhiều loại dưa leo khác nhau. Dưa leo giàn là loại giống được nhiều người lựa chọn bởi việc chăm sóc khá đơn giản, cho trái nhanh. Bạn vẫn có thể lựa chọn các loại dưa khác nếu thích như: dưa chuột gai, dưa chuột Thái hay dưa chuột xanh,…

Cách trồng dưa leo

Chuẩn bị chậu trồng

Bộ rễ của cây dưa leo phát triển nhanh và khỏe, do đó bạn cần chuẩn bị chậu trồng lớn. Bạn có thể dùng thùng xốp loại to để trồng dưa leo hoặc các xô nhựa cỡ lớn để giúp cây phát triển tốt. Nên đục nhiều lỗ dưới đáy chậu trồng để tạo sử thông thoáng cho cây, tráng ngập úng. 

Cách trồng dưa leo

2. Ủ và gieo hạt giống

Ủ hạt

Dùng nước ấm khoảng 30 – 35°C để ngâm hạt dưa leo, thời gian ngâm từ 2 – 3 tiếng, rồi vớt hạt ra rửa lại bằng nước sạch và ủ vào khăn ẩm trong vòng 3 – 5 ngày, khi thấy hạt giống nứt ra và nảy mầm thì đem gieo.

Gieo hạt

Sử dung chậu nhỏ, túi nilon hoặc khay nhựa,… để gieo hạt, cho một ít đất đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, đủ độ ẩm vào khay. Tạo lỗ sâu khoảng 1cm, gieo hạt 1 – 2 hạt vào mỗi lỗ và phủ một lớp đất mỏng lên trên. Cung cấp đủ nước cho bầu ươm, hạt sẽ nhú mầm sau khi gieo 1 tuần. Cây con ra 2 – 3 lá thật là có mang trồng ra chậu hoặc thùng xốp đã chuẩn bị. 

Cách trồng dưa leo

Sau khi trồng cây con, bạn nên tưới nước đều đặt đặt cây con vào nơi râm, thoáng mát, tránh ảnh nắng trực tiếp khoảng 1 – 2 ngày để cây con hồi sức rồi đem ra ngoài. 

3. Cách chăm sóc cây dưa leo 

Tưới nước và cung cấp dinh dưỡng cho cây

Cách chăm sóc dưa leo rất đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật quá cầu kỳ, bạn chỉ cần tưới một lượng nước vừa đủ  2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều. Đặt chậu dưa leo tại nơi có nhiều ánh sáng để cây ra trái nhanh hơn, năng suất cao hơn. 

Trong 2 tuần đầu tiên nên phủ một lớp phân chuồng, phân gà, rơm rạ hoặc cỏ khô quay gốc để giữ ẩm cho đất. 

Trong tuần thứ 3 bạn cần phải bổ sung đạm + lân + kali cho cây, hoà chúng vào nước để tưới. Phun HVP 401 giúp cây phát triển thân, lá và rễ.

Làm giàn dưa leo

Khoảng 2 – 3 tuần sau khi trồng, cây bắt đầu phát triển các tua cuốn, thời điểm này bạn cần phải làm giàn cho cây.  Giàn dưa leo có thể làm bằng lưới, tre hoặc cây có nhiều nhánh, bạn cũng sử dụng lưới nylon để làm giàn cho dưa leo.

Cách trồng dưa leo

Chăm sóc dưa leo giai đoạn ra hoa kết trái

Khoảng 1 – 1,5 tháng sau khi trồng ra chậu thì dưa leo bắt đầu ra hoa. Giai đoạn này bạn cần chăm sóc cây kỹ hơn 1 chút bởi nó quyết định khá cao đến năng suất của cây. Bạn vẫn phải đảm bảo cung cấp đủ nước và ánh sáng cho cây. Phun HVP Auxin Organic để giúp cây ra nhiều hoa, đậu nhiều trái.Bổ sung đạm và phân NPK đều dặn 2 lần/tháng. 

Việc thụ phấn cho cây có thể thực hiện bằng 2 cách:

Thụ phấn nhờ côn trùng: phun nước đường pha loãng lên thân cây để thu hút bướm, ong thụ phấn cho dưa.

Thụ phấn bằng cách loại bỏ hoa đực: sử dụng tăm bông để lấy phấn trên hoa đực và cho tăm bông vào nhụy của hoa cái để thụ phấn. 

Cách trồng dưa leo

4. Một số loại bệnh thường gặp trên cây và cách phòng chống

Sâu xám, dế: Hai loại sâu bệnh này thường xuất hiện vào lúc cây con, yếu ớt. Chúng thường cắn ngang thân cây dẫn đến cây bị chết. Bạn cần rắc 1 ít Basudin 10H vào đất để ngăn ngừa chúng.

Bệnh do loại nấm Rhizoctonia solani: gây hại ở giai đoạn trồng cây con, nấm bệnh khiến cây con bị héo tóp thân, rễ cây bị thối. Cách phòng ngừa: Cần xử lý đất trồng thật kỹ trước khi gieo trồng cây con.

Bệnh xoắn đọt, lá nhỏ quăn queo: bệnh gây hại chủ yếu vào lúc thời tiết nắng nóng, nên cần phải cung cấp đủ nước cho cây, không để cây bị thiếu nước, đất khô cằn, cắt tỉa cuốn lá bệnh.

Bệnh héo rũ, vàng lá: Làm đất thông thoáng, đảm bảo cây không bị ngập úng, tạo mặt đất khô ráo nhưng vẫn đủ độ ẩm cho rễ hút nước nuôi dưỡng cây.

Cách trồng dưa leo

5. Thu hoạch trái dưa leo

Áp dụng đúng kỹ thuật trồng dưa leo thì chỉ sau 60 tới 80 ngày trồng là ban đã có thể thu hoạch được. Tương tự các loại trái cây trồng khác, bạn nên thu hoạch dưa leo vào sáng sớm khi trời dịu mát.

Cách trồng dưa leo

Nên bón Kali cho cây 2 lần 1 tuần sau khi hết đợt thu hoạch để cây đủ lực và dinh dưỡng nuôi lứa tiếp theo.

Hãy lên kế hoạch trồng dưa leo ngay thôi nào, để gia đình thân yêu của bạn luôn được thưởng thức nguồn thực phẩm tươi sạch nhé! Chúc các bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *