Hướng dẫn chi tiết kỹ thuật trồng ớt cho năng suất cao

kỹ thuật trồng ớt

Có thể nói, ớt là một trong những gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa cơm gia đình. Là loại cây trồng ngắn ngày, không đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc quá cầu kỳ nó dần đã trở thành cây trồng giúp cải thiện kinh tế cho không ít hộ nông dân. Hiện nay, diện tích trồng cây ớt tại nước ta đang được mở rộng trên nhiều tỉnh thành đặc biệt là ở một số tỉnh Miền Trung và khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tuy nhiên, để có một mùa vụ ớt thuận lợi, đạt được lợi nhuận cao nhất, ngoài việc chọn đúng giống tốt, bà con cũng phải trang bị cho mình một số kỹ thuật trồng ớt như sau:

Thời vụ trồng ớt 

Bà con có thể trồng cây ớt được quanh năm, nhưng thường sẽ có 3 vụ chính :

– Thu Đông (vụ sớm): Gieo vào tháng 9 thu hoạch từ tháng 1-3 năm sau.

– Đông Xuân (vụ chính): Gieo vào tháng 11- 12 thu hoạch từ tháng 2-6 năm sau.

– Xuân Hè: Gieo vào tháng 2-3 thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 8-9.

Kỹ thuật trồng ớt

1. Chọn giống ớt địa phương

– Giống Sừng Trâu: Bắt đầu cho thu hoạch 60-80 ngày sau khi trong ot. Trái ớt chín màu đỏ, dài 12-15 (cm), hơi cong ở đầu, hướng xuống. Với kỹ thuật chăm sóc cây ớt tốt sẽ cho năng suất 8 – 10 (tấn/ha). 

– Giống Chỉ Thiên: Đảm bảo đúng cách trồng ớt thì cay ot sẽ bắt đầu cho trái 85-90 ngày sau khi cấy. Trái thẳng, căng bóng, chiều dài trái khoảng 7-10 (cm), hướng lên. ng suất tương đương với ớt Sừng nhưng trái ớt cay hơn nên được ưa chuộng hơn.

kỹ thuật trồng ớt

Giống Ớt Hiểm: Cây ớt hiểm cao, trổ hoa và cho trái chậm hơn 2 giống trên nhưng cho thu hoạch dài ngày hơn. Cách trồng ớt hiểm không khó, còn có khả năng chống chịu bệnh tốt, nên có thể trồng được trong mùa mưa. Trái nhỏ 3-4 (cm) nên khá tốn công thu hoạch, trái ớt cay.

Ngoài ra thì cũng có một số loại giống ớt khác, nếu muốn trồng ớt chỉ để trang trí hay sử dụng xào nấu thì hãy trồng ớt ngọt, ớt chuông… giống ớt này cho quả lớn, màu đẹp, có mùi hăng. Muốn trồng những loại ớt này bà con có thể tìm hiểu thêm cách trồng ớt tại nhà. 

2. Làm  đất

Đất trước khi trong cay ot phải được cày bừa tơi xốp, làm sạch cỏ và đảm bảo yêu cầu thoát nước tốt.

Đất được luân canh với các cây trồng nước như lúa, các cây vụ đông như ngô, đậu, lạc… Mùa vụ trước không nên trồng các loại cây thuộc họ cà: cà chua, cà tím… đề phòng các mầm bệnh còn sót lại lây lan cho cây ớt. 

Vào mùa mưa, bà con cần làm luống cao, kích thước trung bình: rộng 1m, chiều cao luống 25 – 30 cm, và có mương thoát nước. Nên sử dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ dại, tránh mất nước, giúp mang lại hiệu quả cao hơn.

3. Cách gieo trồng

3.1. Ngâm ủ hạt giống

Lượng hạt giống tùy thuộc vào mùa vụ, giống, điều kiện thời tiết. Trung bình khoảng 150 – 200 g/ha.

Hạt giống cần được ngâm trong nước sạch 6-8 giờ, sau đó ngâm ướt với thuốc trừ nấm Funomyl (1g thuốc pha với 1 lít nước) sau 30 phút thì vớt ra ngoài. 

Cuối cùng, ủ hạt khoảng 2 ngày ở nhiệt độ 27-28 độ C.

3.2. Gieo trồng cây con

Bà con nên gieo hạt ớt vào bầu đất bằng khay hoặc bao nylon để tiện cho quá trình chăm sóc. Sau khi gieo hạt vào bầu, bà con bảo quản bầu ươm ở nơi ấm áp, nếu thời tiết lạnh có thể sử dụng đèn điện chiếu vào để kích thích cho hạt nảy mầm sớm. Cũng có thể gieo hạt thẳng vào hàng trên líp ương. 

kỹ thuật trồng ớt

Hạt ớt thường nẩy mầm chậm khoảng 8-10 ngày sau khi gieo, nên cấy cây con vào lúc 30-35 ngày tuổi, nếu sử dụng màng phủ cây con thì nên cấy sớm lúc 20 ngày tuổi.

3.3. Khoảng cách trồng – mật độ

– Vào mùa khô: Khoảng cách giữa các cây là 0,6m. Mật độ trung bình từ 1700 – 1900 cây/1.000m2.

– Vào mùa mưa: Khoảng cách giữa các cây là 0,7m. Mật độ trung bình từ 1400 – 1500 cây/1.000m2.

Cách chăm sóc cây ớt

1. Tưới nước

Phương pháp tưới nước cho cây tốt nhất, giúp tiết kiệm nước đó chính là tưới thấm. Với cách tưới này sẽ không làm văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Tuy nhiên, khi trên ruộng có cây bị bệnh do các mầm bệnh ở trong đất thì hạn chế phương pháp tưới này, phải chuyển sang tưới hốc hoặc tưới phun và giảm tổi đa lượng nước tưới.

Vào mùa mưa bà con cần đảm bảo thoát nước tốt, mùa nắng phải tưới nước đầy đủ.

Trong thời gian cây ra hoa và kết trái cần cung cấp đủ nước không dư thừa nhưng cũng không quá khô. Đất quá ẩm hay quá khô hạn dễ xảy ra tình trang ít hoa, rụng hoa, rụng trái, cây phát triển kém, giảm chất lượng trái và năng suất thấp.

2. Tỉa nhánh

Trong kỹ thuật trồng cây ớt công đoạn tỉa bỏ các cành, lá rất quan trọng, giúp cây ớt phân tán rộng, gốc thông thoáng, hạn chế sâu bệnh và cho năng suất cao. Nên tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành, tỉa lúc nắng ráo. 

3. Làm giàn

Tạo giàn giữ cho cây đứng vững, hạn chế trái bị sâu bệnh do bị ngả, dể thu hái, kéo dài thời gian thu hoạch. 

kỹ thuật trồng ớt

Giàn có thể làm bằng cây và dây nylon, mỗi hàng ớt cắm 2 trụ cây lớn ở 2 đầu, dùng dây căng dọc theo hàng ớt nối với 2 trụ cây, khi cây ớt cao tới đâu căng dây tới đó để giữ cây đứng thẳng. 

Cũng có thể mỗi cây ớt cắm một cây cọc, cắm xiên buộc vào thân chính, có thể dùng dây nylon giăng dọc theo hàng để đỡ cành mang trái, hạn chế cành bị gãy khi trái nặng.

4. Bón phân

4.1. Phân bón gốc

Bàn con cần bổ sung phân bón cho cây theo từng giai đoạn phát trển để giúp cây khỏe mạnh hơn.

Bón lót: sửng dụng 1 – 1,5 tấn phân chuồng ủ hoai + 20 kg phân N.P.K 16-16-8 + 1 kg HỢP TRÍ Super Humic + 2 kg Micromate (trung vi lượng) + 2 kg Basudin 10 H.

Bón thúc lần 1 (25 – 30 ngày sau trồng): 30 kg N.P.K 16-16-8 + 1 kg HỢP TRÍ Super Humic.

Bón thúc lần 2 (45 – 50 ngày sau trồng): 30 kg N.P.K 16-16-8 + 5 kg Ure + 5 kg Nitrabor.

Bón bổ sung khi đang thu hoạch trái: 20 kg N.P.K 16-16-8 + 250 g HỢP TRÍ Super Humic ngâm chung để tưới 5 – 7 ngày 1 lần (có thể trộn chung để rắc vào giữa 2 cây ớt nếu không phủ bạt).

4.2. Phân bón lá

Ngoài các lần bón phân thúc chính, bà con nên dùng thêm phân bón lá để bổ sung những dưỡng chất cây đang thiếu hoặc khó hấp thu qua rễ để giúp cây sinh trưởng khỏe, chắc chắn, cho năng suất cao, trái ớt đạt chất lượng tốt, mẫu mã đẹp. Tăng cường sức đề kháng, chống lại các sâu bệnh hại và điều kiện thời tiết không thuật lợi.

Không nên quá lạm dụng các chất kích thích tăng trưởng hoặc phân bón lá có chất kích thích tăng trưởng, đặc biệt là khi cây đang nuôi trái, vì cây sẽ dễ bị sâu và làm giảm chất lượng trái.

Ngày thứ 7 và ngày thứ 14 sau khi trồng: phun Hydrophos liều 50 ml/bình 16 lít, giúp cây chống đén, cây thành thục và ra hoa sớm, ra hoa đồng loạt.

Ngày thứ 20 và ngày thứ 27 sau trồng: phun Bud Booster, có chứa kẽm, ma-nhê, bo nhằm tăng khả năng quang hợp, thúc ra tược và dưỡng lá, cây có bộ tán sum suê nhưng cứng chắc, lá xanh bền, tăng đề kháng với bệnh hại. Liều lượng 20 g/bình 16 lít.

Ngày thứ 30 và 37 sau trồng: phun Bortrac (20 ml/bình 16 lít) giúp cây thụ phấn và đậu trái tốt, không bị rụng cù nèo.

Khi trái đang phát triển: cây cần rất nhiều can-xi và kali để tạo trái có vỏ dầy, cứng chắc, nặng cân, mẫu mã đẹp, ít úng thối, phòng ngừa nổ trái, nứt trái. Phun 2 loại phân bón lá Caltrac + HỢP TRÍ HK 7-5-44+TE (15 ml + 40 g/bình 16 lít), 5 – 6 ngày/lần phun.

Thu hoạch

Nếu áp dụng cách chăm sóc ớt theo đúng ky thuat trong ot thì chỉ cần sau 3 tháng vườn ớt đã có thể được thu hoạch. Thông thường ớt có thể bắt đầu chín từ 35 – 40 ngày sau khi đậu trái. 

kỹ thuật trồng ớtKhi trái bắt đầu chuyển màu, nên thu hái những trái già chuyển màu có vết đỏ để giúp kích thích ra hoa nhiều tạo năng suất cao hơn cho đợt kế tiếp. 

Khi hái cần ngắt cả cuống trái, tránh làm gẫy nhánh. Ở các lứa rộ, thu hoạch ớt mỗi ngày, bình thường cách 1-2 ngày thu 1 lần.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *