Hướng dẫn kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản chuẩn nhất

tho de, kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản, nuôi thỏ sinh sản, thức ăn cho thỏ sinh sản, cách nuôi thỏ sinh sản, cách nuôi thỏ đẻ, thỏ sinh sản

Dù làm giàu từ việc nuôi thỏ không phải đơn giản nhưng hiện nay phong trào nuôi con vật này vẫn đang được nhiều bà con tại các địa phương áp dụng. Kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản đòi hỏi những tiêu chuẩn và yêu cầu cao từ cách thiết kế chuồng trại, lựa chọn giống, đến khẩu phần thức ăn chăn nuôi và các pháp chăm sóc, nuôi dưỡng… mục đích nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro, cho hiệu quả kinh tế cao. Tất cả những thông tin hữu ích về cách nuôi thỏ sinh sản chuẩn kỹ thuật sẽ được maylamnong.com tổng hợp trong bài viết dưới đây, mời bà con theo dõi!

Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi thỏ sinh sản giai đoạn đầu

1. Chọn giống

Chọn thỏ giống sinh sản phải lựa chọn ngay từ khi chúng còn là những chú thỏ con khỏe mạnh, nhanh lẹ. Thậm chí còn khi đang bú mẹ. Yếu tố tiếp theo phải lựa những con thỏ không quá mập, dài và rộng ngang nhau, nhất là phần mông, đầu tương đối nhẹ, lông mướt mịn. Ngoài ra, phải biết rằng, sẽ rất khó chọn được thỏ cái tốt nếu chỉ căn cứ vào hình dáng bên ngoài. Vì thế cần chọn những con thỏ cái mà mẹ nó đẻ sai, nuôi con tốt.

tho de, kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản, nuôi thỏ sinh sản, thức ăn cho thỏ sinh sản, cách nuôi thỏ sinh sản, cách nuôi thỏ đẻ, thỏ sinh sản

2. Thời kỳ thỏ động dục

Nuôi thỏ giống khoảng 4 đến 5 tháng là có thể động dục. Nếu là thỏ ngoại tuổi phối giống thích hợp là lúc khối lượng cơ thể đạt 3kg trở lên, thỏ lại đạt trên 2,6kg. Tuy nhiên bạn cần lưu ý nếu cho phối sớm trước 5 tháng tuổi thì đàn con sinh ra yếu, kém phát triển vì thời kỳ này chúng chưa thể phát triển hoàn chỉnh.

3. Phối giống

Chu kỳ động dục của thỏ thường là 10 – 16 ngày, thời gian động dục kéo dài 3 – 5 ngày. Do đó cách phối giống là phải bắt thỏ cái đến lồng thỏ đực. Thỏ đực sản xuất tinh trùng liên tục nhưng mỗi ngày chỉ nên cho nhảy giao phối tối đa hai lần để có khả năng thụ thai chắc chắn.

Kỹ thuật nuôi thỏ đẻ và thỏ mẹ nuôi con

Giai đoạn chăm sóc thỏ sinh sản đòi hỏi người nuôi phải chuẩn bị nhiều công đoạn, vật dụng chuồng trại hay cách chăm sóc khi chúng đẻ. Trước tiên để thỏ mẹ có một nơi nghỉ ngơi yên tĩnh cần chuẩn bị ổ đẻ chu đáo, vệ sinh sạch sẽ sau đó đưa vào lồng trước khi thỏ đẻ từ 2-3 ngày.

Thời gian thỏ mang thai khoảng 30 ngày, để phát hiện ra thỏ có mang thai hay không bà con chú ý đến chi tiết: sau 1 tuần giao phối thỏ mẹ cắn lông và cỏ để làm ổ thì có nghĩa thỏ không có thai. Nếu đúng có thai thì cần cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ và đưa thỏ mẹ vào ổ trước khi đẻ khoảng 2-3 ngày. Trong thời gian này bà con cần thắp điện vào buổi tối, thường xuyên quan sát để nắm bắt tình hình hỗ trợ khi cần thiết.

tho de, kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản, nuôi thỏ sinh sản, thức ăn cho thỏ sinh sản, cách nuôi thỏ sinh sản, cách nuôi thỏ đẻ, thỏ sinh sảnNgay sau khi thỏ đẻ con xong cần cung cấp chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng để thỏ mẹ khỏe mạnh tạo nhiều sữa cho con bú. Đặc biệt, nên bổ sung nước đường và mía sẽ giúp thỏ mẹ mau hồi sức và tiết nhiều sữa. Cần tạo điều kiện tốt nhất để thỏ con bú sữa mẹ ngay sau khi lọt lòng. Mỗi ngày cho thỏ con bú mẹ 1 lần vào buổi sáng thì thỏ sẽ ngủ yên, khỏe re.

Cách chăm sóc thỏ con mới đẻ

Sau khi sinh, bà con nên kiểm tra ổ đẻ hàng ngày, dọn dẹp phân và nước tiểu để tránh ẩm ướt cho đàn con nằm. Trong quá trình nuôi nếu có con nào bị chết cần được loại bỏ ra ngay, tránh gây mùi và làm ảnh hưởng đến những con khác. 1 tuần sau khi đẻ, bà con thay ổ đẻ cho thỏ con. Sau 3 tuần thì bỏ ổ để nhốt chúng trong lồng như thỏ mẹ. Mùa đông cần có biện pháp che chắn tránh để gió lùa.

Giai đoạn này, thỏ con cần được cho bú đầy đủ, mỗi ngày cho bú 1 lần vào buổi sáng. Khi đủ sữa chúng sẽ ngủ yên, da căng, mập mạp. Còn nếu thiếu sữa thì thỏ con rất nghịch ngợm, da nhăn nheo, gầy còm.

tho de, kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản, nuôi thỏ sinh sản, thức ăn cho thỏ sinh sản, cách nuôi thỏ sinh sản, cách nuôi thỏ đẻ, thỏ sinh sảnThỏ bắt đầu mở mắt từ 9 – 13 ngày sau sinh, giai đoạn này người nuôi đã có thể tập cho thỏ con ăn một số rau xanh, cỏ non mềm để chúng khỏe mạnh, đồng thời khi cai sữa sẽ không bị sốc.

Thức ăn cho thỏ sinh sản

Thức ăn cũng là yếu tố quan trọng trong kỹ thuật chăn nuôi thỏ đẻ bởi nguồn dinh dưỡng cho thỏ thời kỳ mang thai và cho bú sau sinh quyết định khả năng tăng trưởng của thỏ con. Thức ăn chăn nuôi thỏ sinh sản có thể chia làm 2 nhóm:

Nhóm thức ăn thô: bao gồm rau củ quả, cỏ xanh… có hàm lượng dinh dưỡng không cao bằng thức ăn tinh nhưng sẽ cung cấp chất xơ tốt nhất cho thỏ.

Nhóm thức ăn tinh: là những loại thức ăn nhanh, cám ăn dành riêng cho thỏ với hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng chỉ nên dùng với lượng vừa phải.

Trong suốt quá trình thỏ mang thai và đẻ con cần kết hợp cho ăn cả 2 nhóm thức ăn thô và thức ăn tinh để mẹ khỏe mạnh và con phát triển toàn diện.

Phòng bệnh cho thỏ

Yếu tố quan trọng trong khi chăm sóc thỏ đẻ và thỏ mẹ nuôi con là phải đảm bảo môi trường không khí, lồng chuồng, ổ đẻ, thức ăn nước uống sạch sẽ, vì các mầm bệnh truyền nhiễm thường xâm nhập vào cơ thể qua đường sinh dục khi đẻ, qua tuyến sữa khi cho con bú và qua thức ăn nước uống khi sức đề kháng cơ thể bị giảm sút. Mầm bệnh từ con mẹ rất dễ lan truyền sang đàn con qua đường sữa mẹ và tiếp xúc trực tiếp.

tho de, kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản, nuôi thỏ sinh sản, thức ăn cho thỏ sinh sản, cách nuôi thỏ sinh sản, cách nuôi thỏ đẻ, thỏ sinh sảnTuy thỏ là loài vật ăn sạch, ở sạch nhưng lại vướng mắc rất nhiều loại bệnh trong đó có một số loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và lan cực nhanh như bệnh ngoài da, bệnh hô hấp, bệnh hô hấp…Mặc dù nhiều loại bệnh nhưng thuốc đặc trị vô cùng hiếm nên cách tốt nhất là hãy phòng bệnh bằng cách giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho thỏ, chuồng trại luôn được khử trùng. Nếu bệnh nguy cấp hãy dùng các loại thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.

Trên đây là toàn bộ kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản do maylamnong.com tổng hợp từ các chuyên gia và các chủ trang trại đã chăn nuôi thành công. Áp dụng đúng kỹ thuật sẽ cho năng suất vượt trội. Chúc bà con thành công.

Giới thiệu máy làm cám viên 3A3Kw M3, thiết bị giúp chăn nuôi thỏ thành công:

[wpcc-iframe src=”https://web.archive.org/web/20210614202048if_/https://www.youtube.com/embed/TNWyJD3kl9U” width=”560″ height=”314″ allowfullscreen=”allowfullscreen”]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *