Cây mướp đắng (hay còn gọi là khổ qua) tuy có vị đắng nhưng lại có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và vô vàn lợi ích khác. Không chỉ quả mà mỗi bộ phận của cây mướp đắng cũng đều là những vị thuốc quý. Mướp đắng là loại cây có thể trồng được quanh năm hiện nay, cách trồng cũng khá dễ dàng, chăm sóc cho đến thu hoạch. Thời vụ trồng chính của mướp đắng là từ tháng 3 đến tháng 9, để có một mùa vụ thuận lợi cho năng suất cao bà con cần áp dụng các biện pháp chăm sóc tốt. Sau đây là chi tiết các bước trồng mướp đắng từ khâu gieo hạt, chăm sóc, đến thu hoạch mà bà con có thể dễ dàng thực hiện.
Cách trồng mướp đắng ra nhiều quả
1. Chuẩn bị hạt giống
Bạn có thể mua hạt giống tại các siêu thị hoặc chọn mua những quả mướp đắng to, mập về ăn rồi tách lấy hạt. Có nhiều loại hạt giống mướp đắng, giống địa phương phổ biến như TH-12, khổ qua xiêm, các giống lai F1 như giống Chiatai, 054 và 185, East-west 241, 242, 277; TS-01.
2. Ươm cây con
Trước khi gieo hạt nên ngâm hạt vào nước ấm (2 sôi và 3 lạnh) và ngâm hạt trong vòng 6 giờ, sau khi ngâm hạt xong thì vớt hạt ra rồi bỏ vào trong 1 chiếc khăn đem khăn ủ ấm hạt trong khoảng 24 giờ, khi thấy hạt nảy mầm thì có thể mang hạt đi gieo vào bầu ươm.
Gieo hạt trực tiếp xuống đất sâu khoảng 0,2cm và đặt hạt đứng cho đầu nứt nanh xuống dưới, gieo xong phủ 1 lớp rơm mỏng hoặc lớp tro hoai hay phân chuồng hoai, để che phủ hạt. Ươm khoảng 5-7 ngày thì cây bắt đầu mọc lá thật, lúc này có thể nhổ cây lên để trồng ra luống.
3. Chuẩn bị đất trồng
Cây mướp đắng có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau và hầu hết các loại đất đó phải tơi xốp, thoáng khí và có thể trồng trên đất pha cát được. Đất trước khi gieo trồng bà con cần dọn sạch cỏ, xới cho tơi xốp đất. Sau khi chuẩn bị đất xong thì tiến hành bón lót vôi 80-100kg/1.000m2. Bón phân chuồng hoai ở giữa tim hàng theo chiều dài ruộng, tim hàng này cách tim hàng kia là 1,2m. Phơi ủ đất khoảng 1 tuần.
4. Trồng cây con
Trước khi trồng cây con, bà con cần xới tim hàng lại lần nữa cho đất xốp, sau đó tạo lỗ để trồng cây con.

Lựa chọn những cây con khỏe mạnh, phát triển tốt, đặt cây con vào giữa lỗ trồng phủ lớp đất mỏng trên bầu cây, trồng xong bỏ xơ dừa đã trộn Vibasu xung quanh gốc chống sâu cắn phá cây con.
Tưới nhẹ cây con trong 3 ngày đầu sau khi trồng, thường xuyên thăm và kiểm tra cỏ dại, sâu bệnh cho cây. Trong quá trình cây sinh trưởng thường xuyên vắc ngọn để cây khổ qua leo lên giàn cho tốt.
Kỹ thuật chăm sóc cây khổ qua
1. Tưới nước
Bạn nên tới nước 2 lần mỗi ngày để giữ độ ẩm cho cây. Tuy nhiên, lúc cây còn nhỏ, bạn nên dùng bình phun dạng sương để giúp cây bám vào đất tốt hơn bởi nếu tưới bằng vòi, mầm non sẽ rất dễ gãy. Còn khi cây đã lớn, bạn nên tưới đẫm nước ở gốc, tránh dùng vòi phun lên hoa khiến hoa và trái non bị rụng.
2. Bón phân cho cây mướp đắng
Cứ 7 ngày bón thúc phân Urê 1 lần. Nếu thấy cây phát triển chậm có thể xịt thêm phân bón lá vi sinh kích thích ra hoa đậu trái theo sự hướng dẫn ghi bao bì.
Khi cây có 3 – 4 lá thật phun HVP 401.N. 7 ngày phun lập lại 1 lần giúp cây phát triển tốt thân, lá và rễ, đến trước khi cây bắt đầu ra hoa rộ thì ngưng phun.
Khi thấy cây chuẩn bị ra hoa rộ phun HVP Auxin Qrganic 2 lần cách nhau 7 ngày/1 lần, như vậy sẽ giúp cây đậu nhiều trái. Sau đó tiếp tục sử dụng HVP 401.N, 7 ngày phun lập lại 1 lần để giúp trái to, màu sắc đẹp.
3. Làm giàn leo
Sau khi cây được khoảng từ 15 đến 20 ngày, thì nên làm giàn cho cây để cho cây leo lên trên giàn và ra hoa. Làm giàn đứng bằng các cọc tre, tầm vông cắm đối nhau, khoảng cách giữa hai cọc là 3m, giàn được giăng bằng lưới nilon cao khoảng 2 – 2,5m.
Cây mướp đắng cho leo càng cao thì càng nhiều trái. Nên đầu tư lưới thưa bằng dây gân phủ hết cả giàn trên và giàn ngang.
4. Thụ phấn cho hoa
Vài tuần lễ kể từ khi trồng, mướp đắng sẽ bắt đầu ra hoa. Hoa đực nở trước, hoa cái nở sau đó khoảng 1 tuần. Trồng với diện tích lớn bà con có thể để ong bướm thụ phấn cho hoa hoặc tự làm. Lưu ý, hoa đực chỉ sống được khoảng một ngày, nở vào buổi sáng và rơi xuống gốc cây vào lúc chiều tối.
Sau khi hoa nở khoảng 5 ngày thì cây bắt đầu cho ra trái. Những trái non nhú ra từ phần cuống sau khi hoa tàn, dần dần theo thời gian sẽ phát triển to lên đến kích thước chuẩn.
Ở giai đoạn này nên ngắt bỏ bớt lá quá dày mọc gần quả non để tạo điều kiện cho quả non nhận đủ ánh sáng để phát triển.
5. Phòng sâu bệnh
Tuy mướp đắng là loại cây dễ trồng nhưng cũng rất dễ bị sâu bệnh tấn công. Một số bệnh điển hình mà mướp đắng hay gặp là sâu xanh, rầy, rệp, sâu vẽ bùa, bệnh đốm lá… Khi gặp các trường hợp này, các bạn có thể sử dụng dung dịch gừng, tỏi, ớt, rượu hoặc nước rửa chén pha loãng với nước để phun lên vùng sâu bệnh.
Thu hoạch mướp đắng
Sau khi gieo được 36-38 ngày thì bắt đầu thu hoạch, lựa chọn những quả to đều xanh mướt để thu hoạch bán với giá cao hơn. Thu hoạch 2 ngày 1 lần, thời gian thu hoạch kéo dài 2 tháng, mỗi cây cho 3 – 4kg. Cần chú ý thu đúng thời kỳ chín thương phẩm để đạt năng suất và chất lượng. Cần tỉa bỏ quả bị sâu hại và quả nhỏ trong quá trình chăm sóc.
Ngoài làm thực phẩm bổ dưỡng, trái mướp đắng còn là một bài thuốc quý, có tính mát, giúp thanh nhiệt lợi tiểu. Nước cốt mướp đắng tươi có tác dụng hạ đường huyết tốt, là món ăn lý tưởng cho người bệnh tiểu đường và đặc biệt chúng còn giúp ngăn ngừa căn bệnh hiểm nghèo ung thư. Hi vọng với cách trồng mướp đắng mà chúng tôi vừa giới thiệu sẽ giúp bà con có được một mùa vụ thành công. Trồng mướp đắng tại nhà cũng được thực hiện tương tự như trên.