Khám phá kỹ thuật nuôi ngựa sinh sản thành công của bà con miền núi

nuôi ngựa sinh sản

Kỹ thuật nuôi ngựa thịt đã khó, việc nuôi ngựa sinh sản còn khó khăn hơn, đòi hỏi người nuôi phải có kinh nghiệm, hiểu rõ tập hơn tính của loài vật này. Để nuôi ngựa cái sinh sản thành công, bà con nên tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia, chủ trại ngựa có kinh nghiệm. Kỹ thuật nuôi ngựa sinh sản bao gồm  kiến thức về cách chọn giống phối, xác định chu kỳ động dục, phối giống, chăm sóc trước và sau sinh sản. Những kiến thức này sẽ được chúng tôi tổng hợp ở bài viết dưới đây. Mời bà con theo dõi. 

1. Chọn ngựa làm giống

Ngựa làm giống phải có vóc dáng to cao, cổ dê, dáng mình gân, xương phải nhiều hơn thịt. Phần da ngựa phải mỏng, lông nhuyễn, chân càng nhỏ thì càng tốt. Tuy nhiên phần ống xương phải to tròn. Chọn được ngựa giống có đuôi như cây chổi tiên càng tốt. 

Tối kỵ: không lựa chọn những con ngựa bị chích doping quá nhiều. là những con ngựa mắt sáng, chớp liên tục, hai lỗ tai vểnh lên.

2. Phát hiện chu kỳ động dục của ngựa và phối giống 

Ngựa cái một năm chỉ động dục 1 lần, thường xảy ra vào mùa xuân hoặc mùa hè. Ngựa cái có thể bắt đầu phối giống từ 20 – 22 tháng tuổi. tuy nhiên, để đạt chất lượng sinh sản tốt nhất thì nên cho ngựa bắt đầu phối từ 36 tháng tuổi. Chu kỳ động dục của ngựa cái diễn ra từ 22 – 24 ngày. Thời gian động dục kéo dài từ 7 –  9 ngày, thời gian chịu đực từ 5 – 6 ngày. 

nuôi ngựa sinh sản

Ngựa đực bắt đầu phát dục từ 36 – 40 tháng tuổi. Tuy nhiên để giống tốt, nên sử dụng ngựa đực trên 48 tháng tuổi để phối giống. 

Chỉ cho ngựa đực vào phối giống khi dương vật đã đủ độ cương và phải được vệ sinh sạch sẽ. Cần có người ghi chép thời gian phối giống lần cuối cùng, theo dõi, dự kiến ngày sinh sản để chuẩn bị cho việc đẻ. Một ngày có thể phối 1 lần nhưng không quá 6 ngày để giữ gìn sức khỏe cho ngựa. Sau một tuần phải cho ngựa nghỉ 1 – 2 ngày.

Sau khi ngựa đực phối giống xong cần cho ngựa nghỉ ngơi từ 15 – 20p để tự khô mồ hôi sau đó mới dắt đi tắm hoặc chải lông để đảm bảo sức khỏe cho ngựa.

3. Chăm sóc ngựa mang thai

Nguồn thức ăn cho ngựa mang thai bao gồm:

– Thức ăn xanh: đầy là nguồn thức ăn chủ yếu của ngựa bào gồm: cỏ mọc tự nhiên, cỏ voi, cỏ khô dự trữ cho mùa đông xuân.

– Thức ăn thô: Thức ăn thô của ngựa bao gồm các phụ phẩm nông nghiệp như rơm khô, cây ngô trước hoặc sau thu hoạch, dây khoai lang, ngọn mía, cây lạc.

Tuyệt đối không cho ngựa mang thai ăn thức ăn bẩn vì chúng rất dễ bị ngộ độc. Ngoài ra, ngựa có thể bị dị ứng với thực phẩm, thường là múa mạch và cỏ linh lăng. Triệu chứng của hiện tượng này chủ yếu là phát ban nóng.

Một số loại cây sau ngựa mang thai ăn có thể bị ngộ độc, bị bệnh, đau đớn hoặc chết: cỏ lưỡi chó, quả đầu, dương xỉ diều hâu, cây lanh, mao địa hoàng, cây độc cần, cây mộc tặc, cây nguyệt quế, cây ớt mả, cây sồi,cây trúc đào, cây khoai tây, cây thủy tạp, cây đỗ quyên, cây lúa miến, cây cỏ ban. 

Trên thực tế, ngựa ăn khoảng 7 – 9kg (hoặc 12 – 15% trọng lượng cơ thể)  cỏ mỗi ngày thì mới đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng cho cả mẹ và con. Ngựa chửa cần được ăn bổ sung thêm bữa tối.

Để đàn ngựa ăn nhiều hơn, kích thích ăn ngon miệng, ăn hết, dễ tiêu hóa và hấp thụ, bà con cần sử dụng Máy băm cỏ để băm nhỏ toàn bộ số cỏ, rải đều vào máng ăn cho ngựa. 

máy băm cỏ
Máy băm cỏ 3A2,2Kw

Chăm sóc: Ngựa chửa nên nhốt mỗi ngựa một ô chuồng, diện tích 4,5-5m2 cho 1 ngựa, nền chuồng lát gỗ hoặc lát gạch, được dọn phân sạch sẽ. Tắm cho ngựa trong những ngày nắng ấm, chải lông cho ngựa trong những ngày trời giá, lạnh. Chuồng ngựa cần được che chắn rét trong mùa đông.

Lưu ý: Ngựa nuôi sinh sản kiêm làm việc cần được nghỉ làm việc trước 20 ngày đẻ và sau đẻ 1 tháng. Trong thời gian chửa, lượng hàng thồ <30% khối lượng cơ thể.

4. Đỡ đẻ cho ngựa

Thời gian ngựa sinh sản là quan trọng nhất. Thông thường ngựa hay đẻ vào vào đêm lúc 8-10 giờ đêm và 3-4 giờ sáng, đẻ trong tư thế nằm. 

Biểu hiện: Trước đẻ 2 ngày núm vú có đầy sữa, to lên, có thể có sữa rỉ từng giọt. Khi thấy sữa đã chảy từng giọt thì trong ngày hoặc sang ngày hôm sau ngựa sẽ đẻ. Bà con cần chú ý theo dõi sát sao để hỗ trợ sinh khi chúng sinh khó, cắt rốn ngựa con và sát trùng tránh bị nhiễm trùng.

Chuồng ngựa cần độn rơm để giữ ấm cho, tránh lạnh cho ngựa con.  Ngựa con sinh ra phải được thắt cuống rốn bằng chỉ chắc, sau cắt để cuống rốn dài 1,5–2 cm, cần phải chấm sát trùng bằng cồn iod. Lau khô thân cho ngựa con và khuyến khích ngựa bú mẹ càng sớm càng tốt. Nếu ngựa mẹ không cho con bú thì phải khống chế vì sữa mẹ ban đầu rất tốt, giúp ngựa con tăng sức đề kháng.  Sau khoảng 4 giờ, ngựa con có thể đứng dậy. 

nuôi ngựa sinh sản

Lưu ý: Trong thời kỳ vừa đẻ xong, ngựa mẹ hoàn toàn có thể phối giống cho chu kỳ sinh sản tiếp theo. Thời điểm này có thể cho con ngựa đực vào phối giống. Nếu bỏ qua, phải đợi thời gian dài sau khi ngựa mẹ cho ngựa con cai sữa. Khi cho ngựa mẹ động dục, cần phải chú ý đến ngựa con. 

Bà con thực hiện đúng kỹ thuật nuôi ngựa sinh sản để đàn ngựa khỏe mạnh, sinh trưởng phát triển tốt. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *