Kỹ thuật trồng dưa lưới tại nhà cho sai quả

Dưa lưới thuộc họ Bầu bí là rau ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất khá cao. Hiện nay dưa lưới được trồng khắp nơi trên thế giới, chủ yếu bán tươi và được xem là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Không những thế, thành phần của dưa lưới có chứa chất chống oxy hóa dạng polyphenol, có khả năng phòng chống ung thư và tăng cường hệ miễn dịch, nhiều chất xơ nên có tác dụng nhuận trường, chống táo bón. Sau đây chúng tôi xin chia sẻ các bước kỹ thuật trồng dưa lưới tại nhà.

Chọn hạt giống dưa lưới

Dưa lưới giống cũng khá đa dạng và có nhiều chủng loại. Có những loại hạt nội địa giá giao động từ 500-1000đ mỗi hạt, dưa ngoại thì có giá cao hơn có thể lên tới 5.000-7.000 đồng/hạt. Tùy theo giá của hạt dưa giống mà đầu ra cũng khác nhau.

Chuẩn bị chậu trồng dưa lưới

Cũng giống như cây cà chua, dưa lưới là cây có bộ rễ phát triển nhanh và khỏe đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cả giàn. Nên đòi hỏi không gian chậu đủ lớn. Bạn có thể sử dụng thùng xốp để trồng dưa lưới, hoặc dùng các xô thùng nhựa để trồng.

Bạn cần đục nhiều lỗ dưới đáy thùng xốp, hay xô thùng nhựa để tăng khả năng thoát nước. Tạo sự thông thoáng, trao đổi oxi vào trong đất. Giúp cây không bị ngập úng, và phát triển tốt.

Chuẩn bị đất trồng

Đất trồng dưa lưới cần phải đảm bảo tính tơi xốp, thoát nước tốt cũng như giàu chất dinh dưỡng. Có thể kể đến như đất sạch + phân trùn quế, dịch trùn quế kết hợp xơ dừa. Những loại đất kiểu như này, các bạn nên mua sẵn tại các cửa hàng cây cảnh. Để đảm bảo chất lượng, cũng như độ hiệu quả khi trồng.

Các bạn có thể tự làm ra xơ dừa bằng cách dùng máy băm xơ dừa 3A để băm nghiền xơ dừa, rơm để làm đệm lót trồng cây con

Cách trồng dưa lưới

Sau khi đã chuẩn bị xong đất trồng, chọn được vị trí và có hạt giống. Lúc này chúng ta cần trải qua 2 công đoạn

1. Ươm hạt

Cần ngâm ủ hạt trước khi đem hạt đi gieo. Ngâm hạt với nước ấm (tỉ lệ: 2 sôi + 3 lạnh) khoảng 4-5 tiếng, sau đó ủ hạt trong một mảnh vải ẩm. Để như vậy đến khi hạt có hiện tượng tách nhẹ, là có thể đem ra ươm.

Sau khi hạt được ủ xong, bạn mang hạt ra đặt vào những bầu ươm đã được chuẩn bị sẵn. Phủ một ít đất lên phía trên và tưới nước giữ ẩm cho hạt. Để bầu ươm ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Đất ươm nên trộn thêm phân trùn quế, hoặc phân chuồng đã hoai mục để tăng chất dinh dưỡng.

Khoảng 2-3 ngày sau khi đặt, hạt bắt đầu nảy mầm. Bạn tiếp tục tưới nước đủ ẩm để cây phát triển. Dùng bình xịt để tưới cho đều và an toàn cho hạt nảy mầm. Sau khoảng 7-10 ngày thì cây cho ra hai lá thật.

2. Trồng cây dưa lưới con

Sau khoảng 10 -12 ngày ươm ở bầu ươm, lúc này cây đã cho ra 2 lá chính. Bạn tiến hành di chuyển cây con sang chậu trồng.

Đào một lỗ nhỏ chính giữa chậu, nhẹ nhàng tháo bầu ươm và đặt cây con vào trong vị trí chậu mới. Lưu ý là trong quá trính tháo bầu ươm cần làm nhẹ nhàng, tránh đứt rễ khiến cây bị chột.

Sau đó dùng tay nén nhẹ nhàng xung quanh gốc, và tưới nước đẫm cho cây. Vẫn để cây trong chỗ râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Và mỗi ngày tưới nước 2 lần, dùng bình xịt tưới để đảm bảo độ ẩm cho đất và không bị dư nước.

Chăm sóc cây dưa lưới

1. Tưới nước

Dưa lưới là loại cây khá dễ trồng, và không cần quá nhiều công chăm sóc. Trong thời kỳ cây con, bạn không cần tưới quá nhiều. Khi cây ra được 3-4 lá, bạn tưới tầm 0.5 lít – 0.7 lít mỗi cây/ngày.

Trong quá trình phát triển của cây, bạn chỉ cần nhớ một điều là tưới đủ ẩm cho đất là được. Nếu như những ngày quá nắng nóng, thì cần tưới tăng hơn. Và những ngày ẩm trời, nên rút bớt lượng nước. Tránh tình trạng tưới nhiều nước dẫn đến úng và thối rễ.

2. Bón phân cho dưa lưới

Tất nhiên nếu chỉ tưới nước không cho cây thì là chưa đủ. Nếu bạn muốn quả ngọt và giòn thì phân bón là không thể thiếu.

Tùy vào từng giai đoạn phát triển của cây mà lượng phân bón cũng khác nhau. Giai đoạn mới trồng, cây cần cung cấp nhiều đạm, giai đoạn chuẩn bị ra hoa thì cây cần nhiều phân lân và khi đã có trái bạn nên bổ sung kali để cho cây có quả ngọt và giòn.

Khi cây được 3-4 lá thì bạn tưới đạm cho cây. Cứ 1/2 chén đạm (bằng chén uống nước trà) thì bạn hòa cùng 7-8 lít nước. Tưới cách ngày cho cây. Đạm sẽ giúp cây phát triển lá nhanh và thân vươn dài.

Khi cây đã ra được nhiều lá và xuất hiện nhiều nụ non. Bạn pha nửa chén trà bao gồm đạm : lân : kali theo tỉ lệ 3:1:2. Hòa cùng 7 – 8 lít nước, và tưới cách ngày cho cây đủ chất dinh dưỡng phát triển.

Khi quả non bắt đầu nhú, bạn tăng tỉ lệ phân lân lên 2/3 chén để hỗ trợ khả năng tạo quả.

3. Làm giàn

Khi cây phát triển được 5-6 lá cũng là thời điểm bạn cần làm giàn cho cây leo. Bạn có thể sử dụng cọc che, thanh gỗ để tạo giàn cho cây. Nếu như trồng cạnh hàng rào ban công, bạn có thể tận dụng luôn hàng rào này để cho cây leo. Sử dụng dụng cụ buộc cành cây 3A để buộc ngọn cây vào thanh hàng rào đó.

Nếu như bạn muốn trồng dưa lưới lâu dài, có thể đầu tư một giàn bằng lưới sắt cố định. Bạn có thể sử dụng năm này qua năm khác, và dưa cũng phát triển mạnh hơn. Cho ra nhiều hoa và đậu nhiều quả.

Thu hoạch và bảo quản dưa lưới

Sau khoảng 3 tháng kể từ ngày trồng, là gia đình bạn bắt đầu có thể thu hoạch được những quả dưa lưới đầu tiên rồi. Quả dưa chí sẽ có màu trắng ngà, gân lưới xuất hiện rõ hơn. Phần cuống của quả xuất hiện những vết nứt xung quanh. Trước khi thu hoạch, bạn nên ngưng tưới nước 5-7 ngày để dưa có thể giòn và ngọt hơn. Và sau khi hái, để khoảng 1-2 ngày sau hãy thưởng thức, sẽ ngọt hơn là nếu bạn ăn ngay.

Trên là một số kỹ thuật trồng dưa lưới của đại lý chúng tôi chia sẻ. Hi vọng bài viết này sẽ giúp cho bà con hiểu hơn về trồng giống dưa lưới này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *