Kỹ thuật trồng gấc – bật mí cách trồng gấc cho năng suất vượt trội

trồng gấc

Cây gấc là loại cây dễ trồng, có thể sinh trưởng trên mọi địa hình từ bờ dậu, hàng rào cho đến bờ mương, đồi núi… chỗ nào gấc cũng có thể leo được, không tốn nhiều công sức chăm sóc lại có chi phí đầu tư thấp. Tính về hiệu quả kinh tế, có thể nói trồng gấc là “làm chơi, ăn thật”, bà con nông dân chỉ việc trồng cây gấc xuống đất và chờ thu quả mà thôi. Hơn nữa, trong những năm gấc đã được sử dụng nhiều trong công nghiệp dược phẩm, chiết xuất dầu gấc với thành phần vitamin A và E,… 

Với hiệu quả kinh tế mà nghề trồng gấc mang lại, hiện nay các mô hình trồng gấc cao sản cũng đã được nhân rộng ở nhiều địa phương. Cây gấc dần dần có vị thế đặc biệt và trở thành cây trồng giúp làm giàu cho một số hộ nông dân. 

Kỹ thuật trồng gấc hiệu quả

1. Thời vụ trồng gấc

Miền Bắc: có thể trồng vào từ tháng 11 đến hết tháng 4 dương lịch.

Miền Nam: nên trồng vào đầu mùa mưa, nơi đất ẩm.

2. Làm đất – bón lót cho đất

Bà con có thể trồng xen canh gấc với một số loại cây trồng khác để tiết kiệm đất trồng. Gấc không kén đất nhưng để có năng suất tốt  nên chọn đất thịt pha cát, đất có nhiều dưỡng chất hữu cơ, tơi xốp, đủ độ ẩm.  

trồng gấcQuy mô hộ gia đình: bà con có thể trồng gấc sát cạnh hàng rào, trồng bên gốc cây đa, ở bờ ao hay gốc bờ tre… hoặc các cây nào đó làm cộc cho gấc leo cao.

Trồng với quy mô lớn: Chọn vị trí, chọn đất có điều kiện chăm sóc thuận tiện và dễ làm giàn gấc. Gấc ưa đất mát, bằng phẳng, gần sông, suối, ao, hồ để tưới nước. Trồng thành từng hàng thẳng, mỗi cây cách nhau khoảng 3 – 4m và hàng nọ cách hàng kia khoảng 4 – 5m.

Đất trước khi gieo trồng cần được làm sạch cỏ, vun xới cho tơi đất. Đào đào hố trồng có mật độ 4 – 6m/cây, sâu khoảng 40 – 60cm. Sau đó trộn đều vôi với đất bón ở đáy hố trước khi bón lót, bón 0,3 – 1kg vôi bột (tùy độ chua của đất).

Bón lót cho từng hố trồng với lượng phân bón như sau: 

– Phân chuồng hoai : 10kg/hố

– Phân hữu cơ vi sinh: 2kg/hố

– Super Lân: 0.5 – 0.6kg/hố

– Hữu cơ GV-ORGANIC: 0.5kg/hố

– Thuốc trừ sâu Vibasu 10H : 50gr/hố (ngừa sâu bọ phá hại rễ)

Trộn tất cả phân bón trên chung với đất mặt để bón cho hố trồng. 

3. Chọn giống cây gấc

Bà con có thể mua hạt giống tại cửa hàng bán hạt giống uy tín, chọn giống gấc lai cao sản có chất lượng tốt nhất. 

trồng gấcTrên thị trường thường phân biệt một loại Gấc nếp và Gấc tẻ:

– Gấc nếp: Trái to, nhiều hạt, ít gai nhưng gai khá to, khi chín chuyển sang màu đỏ cam rất đẹp. Bổ trái ra bên trong cơm vàng tươi, màng đỏ bao bọc hạt có màu đỏ tươi rất đậm và dày thớ.

– Gấc tẻ: Trái nhỏ hoặc trung bình vỏ dày tương đối có ít hạt, gai nhọn, trái chín bổ ra bên trong cơm có màu vàng nhạt và màng đỏ bao bọc hạt thường có màu đỏ nhạt hoặc màu hồng không được đỏ tươi đậm như gấc nếp.

Bà con nên chọn giống gấc nếp để có trái to nhiều nạc bao quanh và chất lượng màu cũng tốt hơn.

4. Cách trồng cây gấc

Giấc có thể trồng theo 2 cách: dùng hạt để gieo cho nảy mầm, hoặc dùng dây gấc bánh tẻ ngay trên những cây sai quả làm giống giâm xuống đất.

Tuy nhiên, bà con nên lựa chọn trồng bằng hạt mầm vì hạt mầm sinh trưởng mạnh, năng suất quả cao, gốc có tuổi thọ cao. Khi trồng mỗi hố trồng từ 5-6 cây vì cây đơn tính có giống đực, giống cái.

Ngâm – ủ hạt: hạt gốc khá cứng do đó trước khi gieo trồng bà con nên ngâm hạt vào nước ấm khoảng 40oC từ  5 – 6 giờ để kích thích nảy mầm. Sau khi ngâm xong rửa lại hạt cho sạch nhớt rồi ủ hạt trong khăn ẩm tới khi hạt nhú mầm. 

trồng gấcƯơm bầu: Nên dùng bầu đất ươm hạt để nâng cao tỉ lệ sống của cây con. Dùng bầu ươm bằng túi nylon, khay nhựa chứa đất trồng cây giàu dinh dưỡng hoặc giá thể trồng cây. Ươm hạt trong bầu và chăm sóc tới khi cây con ra 4,5 lá thật thì trồng ra đất.

Trồng cây con: dùng dao, kéo cẩn thận cắt bỏ túi nylon, đặt cây con vào giữa hố, mỗi hố trồng từ 5-6 cây, sau đó vùi đất và nén nhẹ. Sau khi trồng xong tưới nước cho cây để cây nhanh bén rễ.

5. Chăm sóc cây gấc

Tưới nước: 

Cây gấc cần đất đủ ẩm nhưng rất sợ úng do đó phải tưới đủ nước và chú ý thoát nước cho cây tránh để ngập úng. Nên tưới cây gấc mỗi ngày 2 lần vào sáng sớm hoặc 4-5 giờ chiều. Vào mùa mưa chỉ cần tưới mỗi ngày một lần, sau những trận mưa to nên kiểm tra để thoát nước cho cây. Độ ẩm thích hợp để trồng gấc là 70 – 80% độ ẩm tối đa.

Cây gấc cần nước nhiều nhất ở giai đoạn ra hoa và phát triển trái. Thiếu nước trong giai đoạn này sẽ làm hoa rụng, trái phát triển kém, năng suất thấp.

Bón phân: 

Sau khi cây con xuống đất khoảng 4-5 ngày nên phun phân bón lá NPK 16-16-8 để cây phát triển nhanh. Định kỳ 7-10 ngày/lần. 

Khi cây gấc leo lên giàn tiến hành bón thúc vào mỗi khóm từ 1-1,5 kg NP hoặc Đầu trâu 13.13.13, bón cách gốc 25 – 30cm. Khi cây bắt đầu ra hoa thì bón tiếp lần 2 để cây nuôi quả.

Làm giàn gấc:

trồng gấcKhi cây gấc cao khoảng 30cm thì có thể cắm cọc làm giàn để gấc bò xuống đất. Làm giàn cao khoảng 1,6 – 2m. Cọc làm giàn có thể làm bằng cây tạp, tre, nứa, bê tông, sắt… dây làm giàn nên sử dụng dây kẽm. 

Tỉa nhánh:

Khi cây gấc phát triển mọc nhiều nhánh bà con nên tỉa bớt nhánh chỉ để lại từ 3 – 4 nhánh chính. Chọn giữ lại những nhánh mập sinh trưởng khỏe, để giàn được nhẹ bớt đồng thời giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi các hoa quả khác. Thường xuyên bắt các dây phân bố đều trên giàn.

6. Biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây gấc

Ruồi đục trái: gây hại nặng khi cây có trái. Ruồi đẻ trứng vào trong vỏ trái. Giai đoạn trứng kéo dài khoảng 2 – 3 ngày, ấu trùng đục vào bên trong quả. Tại vết đục thường làm thối trái. Cách phòng trừ: Khi cây bắt đầu ra trái con nên sử dụng bẫy dẫn dụ để tiêu diệt ruồi trưởng thành. Nếu ruồi đã gây hại trên trái thì nên khoét bỏ chỗ ruồi trâm trên quả ngăn không cho ấu trùng sinh trưởng.

Một số sâu bệnh thường gặp khác ở cây gấc như: Bọ dừa, sâu, ruồi ăn trái, chúng gây nên nhiều bệnh như bệnh sương mai, cháy lá, tuyến trùng, đốm lá.

Để phòng ngừa bà con nên thường xuyên làm sạch cỏ dại ở gốc cây, cắt tỉa các cành lá sâu bệnh, bắt sâu hại cho cây. Bên cạnh đó cũng có thể sử dụng một số thuốc diệt sâu bệnh phù hợp cho cây trồng.

Thu hoạch gấc

trồng gấc

Gấc là loại quả chín không đồng đều thường chín theo đợt vì vậy để đảm bảo yêu cầu chất lượng chỉ thu hái gấc khi quả đã chín đỏ 1/2 quả trở lên, lúc đó màng đỏ bọc ngoài hạt dày và có nhiều chất béo sẽ chiết tách được nhiều dầu và caroten hơn.

Khi thu hoạch gấc nên thu hoạch vào những ngày nắng thì quả sẽ ngon hơn khi thu hoạch ngày mưa. Sau lần thu hoạch đầu tiên bạn hãy để ý những gốc cây không ra hoa thì loại bỏ còn những gốc cây ra nhiều quả thì giữ lại.

trồng gấcGấc là một loại cây bán hoang dại, cây leo và chu kỳ gieo trồng đến thu hoạch là 9 tháng đến 1 năm. Cây gấc được trồng ở nhiều nơi do kỹ thuật trồng gấc cũng khá đơn giản, phù hợp với nhiều hộ nông dân và giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *