Kỹ thuật trồng na dai – Trồng và chăm sóc cây na dai

Na dai hay còn gọi là mãng cầu dai là một loại cây ăn quả khá phổ biến và được ưa chuộng tại các tỉnh phía Bắc. Trong những năm gần đây, loại quả này đã trở thành một mặt hàng có tiềm năng, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân. Cây na dai có khả năng thích ứng tốt với điều kiện thất thường, chịu được mùa khô khắc nghiệt. Để có thể chăm sóc cây na phát triển một cách tốt nhất, cho năng suất cao, bà con nên tham khảo thêm kỹ thuật trồng na dai dưới đây.

Thời vụ trồng cây na dai

Thời điểm trồng thích hợp nhất vào vụ Xuân khoảng từ tháng 2-4, vụ Thu trồng tháng 8-10.

Đất trồng và nhiệt độ thích hợp trồng cây na dai

Cây na dai ưa đất thoáng khí, tơi xốp không nên trồng ở đất thấp úng. Tuy chịu được đất cát xấu nhưng chỉ phát huy được ưu điểm nếu đất giàu dinh dưỡng. Một đặc điểm khá thuận lợi cho người trồng na đó là có thể chịu hạn và rét rất tốt. Mùa Đông cây sẽ ngừng sinh trưởng, rụng hết lá mùa Xuân ấmáp lại ra đợt lá mới.

Kỹ thuật trồng cây na dai

1. Cách nhân giống cây na

Nhân giống bằng cách gieo hạt:

Na dai được trồng chủ yếu bằng hạt. Vào giữa vụ chọn cây mẹ năng suất cao, chất lượng tốt, đã cho thu 4-5 vụ quả ổn định. Sau khi ăn, thu lấy hạt cho vào rổ nhựa mắt nhỏ, dùng tro bếp, cát to xát bỏ hết thịt quả, đãi sạch, phơi khô giòn trong nắng nhẹ 20-30°C. Lưu ý nên chọn quả mắt to, tròn đều, trọng lượng 200-300g/quả, để chín kỹ. Hạt na có vỏ cứng bao quanh nên có thể bảo quản được 2 – 3 năm.

Trước khi gieo trồng cần ngâm hạt trong nước ấm (50-60°C) khoảng 2-3 giờ. Sau khi ngâm xong, rửa lại hạt thật sạch rồi ủ hạt trong cát ẩm cho tới khi thấy nứt nanh, cho vào bầu nylon. Chất độn bầu gồm đất bùn ải khô đập vụn + phân chuồng mục + supe lân. Xếp bầu thành luống, làm giàn che mưa to, nắng rát, sương lạnh. Chỉ sau 2 tuần hạt đã có thể nảy mầm.

Nhân giống bằng cách ghép cành:

Quan trọng nhất là phải chọn những cây mẹ có những đặc tính ưu việt như: trái to ít hạt, hạt nhỏ, độ đường cao, đã cho thu hoạch 2-3 vụ. Cành ghép là cành đã hóa gỗ đường kính 1cm trở lên lấy ở đoạn cành lá đã rụng hết. 

2. Chuẩn bị đất trồng na dai

Trước khi trồng, Bà con cần bón lót vào hố khoảng 15 – 20kg phân chuồng, 0,5kg lân cộng thêm 0,2kg kali rồi trộn đều chúng với đất mặn. Na dai nên trồng mật độ cao, mỗi cây chiếm diện tích 2x3m. Hố trồng được chuẩn bị trước 2-3 tháng, sâu 0,5m, rộng 0,5m, hình vuông, chữ nhật hoặc hình tròn.

máy khoan đất trồng cây cầm tay 3A

3. Trồng cây na dai ra đất

Nếu ương cây giống bằng cách gieo hạt ở trong bầu nên đợi tới khi cây khoảng 1 năm tuổi cao khoảng 40 – 50cm đem trồng thì dễ sống hơn. Đặt Cây Na dai vào giữa hố và lấp đất cố định cây giống. Sau khi trồng xong bà con tiến hành tưới nước cho cây ngay để duy trì độ ẩm tiếp sau đó 1 tháng.

Kỹ thuật chăm sóc cây mãng cầu dai

1. Tưới nước

Cây mãng cầu cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Trong thời kỳ cây còn nhỏ cần tưới nước quanh năm nhằm cung cấp đủ nước cho các đợt lộc non hình thành và phát triển. Đặc biệt trong thời gian đầu sau khi trồng mới, việc tưới nước cần phải duy trì từ 3-4 ngày/lần. Càng về sau số lần tưới càng ít đi nhưng phải duy trì được độ ẩm thường xuyên cho diện tích đất xung quanh gốc.

2. Làm cỏ dại

Làm cỏ cần tiến hành thường xuyên, tùy theo đặc điểm của từng vùng miền có cách thức xử lý cỏ phù hợp khác nhau. Phơi khô cỏ sau đó ủ lại xung quanh gốc cây để hạn chế cỏ dại, xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

3. Cách bón phân

Tuỳ theo độ tuổi của Cây Na Dai mà tiến hành lượng phân bón cho phù hợp, lượng phân bón cho Cây Na Dai trong 01 năm là:

        – Với cây từ 1- 4 năm tuổi: 15-20kg phân chuồng, 0,7kg phân đạm, 0,4kg phân lân và 0,3kg kali.

        – Với cây từ 5- 8 năm tuổi: 20-25kg phân chuồng, 1,5kg phân đạm, 0,7kg phân lân và 0,6kg kali.

        – Với cây trên 8 năm tuổi: 30-40kg phân chuồng, 1,7kg phân đạm, 0,8kg phân lân và 0,8kg kali.

Tiến hành bón phân vào các thời kỳ: Khi cây đón hoa vào tháng 2-3, thời kỳ nuôi cành nuôi quả vào tháng 6-7, bón thúc và vun gốc vào tháng 10-11.

4. Cắt tỉa, tạo tán cho cây

Cây Na dai muốn cho năng suất cao cần có nhiều cành và tán rộng. Chính vì thế việc tỉa cành tạo tán đúng kỹ thuật cho cây là điều khá quan trọng. Sau khi trồng khoảng 3 tháng cây lúc này đã cao hơn 1m. Bạn tiến hành dùng kéo cắt tỉa chồi ngọn để cây cho ra những cây cành cấp 1. Những cành cấp 1 phát triển bạn tiến hành cắt tỉa tạo cành cấp 2-3 tiếp. Việc tỉa cành cũng để loại bỏ đi những cành vượt, cành héo úa sâu bệnh giữ lại những cành khỏe mạnh để trồng.

Na dai có năng suốt cao

5. Phòng trừ sâu bệnh cho cây

Cây na dai ít sâu bệnh, tuy vậy cần chú ý phòng trị rệp sáp, rất phổ biến ở các vườn ít chăm sóc. Khi na chưa có trái rệp bám ở dưới mặt lá, dễ nhận ra ở màu trắng sáp và các tua trắng quanh mình, sinh sôi ở đó. Khi có trái thì bám vào trái hút nhựa, từ khi trái còn non đến tận khi chín, thường ở kẽ giáp ranh giữa hai múi vì chỗ này vỏ mỏng, không những làm mất mỹ quan, khó bán được, mà còn làm giảm chất lượng do vị nhạt. 

Trị rệp bằng thuốc: Supracid, Bi 58ND, Applaud, Mipcin… Xịt vào cuối vụ, khi không còn trái. Khi có trái, xịt cả vào trái, vào lá. Khi trái sắp chín, không xịt nữa, tránh gây độc cho người tiêu thụ.

Trị rệp bằng cách thủ công: Thường xuyên kiểm tra vườn trồng khi phát hiện rệp dưới lá nên loại bỏ ngay để tránh lây lan trên diện rộng.

Giai đoạn trồng và chăm sóc cây na khá quan trọng, bởi nó quyết định đến năng suất cũng như khả năng sinh trưởng của cây. Áp dụng kỹ thuật trồng na dai đúng cách sẽ giúp tăng tỷ lệ đậu quả, tăng trọng lượng mỗi quả na lên 300 – 400 gram (so trước đây chỉ khoảng 200 gram). Quả na dai to, đẹp hơn, khi bóc vỏ ruột không bị vỡ và chảy nước, dóc hạt, để được lâu hơn khi quả đã chín (khoảng từ 5 – 7 ngày), chất lượng thơm, ngon, nên bán rất được giá. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *