Dưa lê là loại trái cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, nhưng sau đó được du nhập đến nhiều quốc gia châu Á. Vì đặc tính ngọt, mát, chứa nhiều loại dưỡng chất như vitamin A,B,C, Mg, Na, K nhưng không có cholesterol, khiến dưa lê rất được ưa chuộng tại các quốc gia có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam. Nhu cầu tiêu thụ tăng cao, cũng kéo theo nhu cầu trồng loại cây này tại các trang trại nhỏ hay thậm chí là ngay tại nhà. Vậy đâu mới là cách trồng dưa lê siêu ngọt đúng cách.
Kỹ thuật trồng dưa lê
Chọn giống
Để chọn được hạt giống dưa lê ngọt phù hợp với nhu cầu người trồng, cần lưu ý về chỉ số Brix của giống. Chỉ số Brix dùng để tính độ ngọt của 1 loại trái cây, thông qua số % chất rắn được hòa tan trong mỗi 100d dung dịch từ 1 loại thực vật. Cụ thể, nếu Brix đạt 12 là ngọt nhẹ, 14 là rất ngọt, 16 là cực kỳ ngọt. Một số giống phổ biến tại Việt Nam như
– Dưa lê Milky 222 : ưu điểm là thịt giòn, ngọt; bảo quản lâu; Brix từ 14-16.
– Dưa lê Hàn Quốc : chịu hạn tốt, năng suất cao, kháng bệnh tương đối tốt, Brix từ 12-14, trái có dạng bầu dục, vàng, hạt lép
– Dưa lê lai F1 : là loại gần như phổ biến nhất tại nước ta, có kích thước vừa tay, Brix từ 12-14, ruột trắng.
Gieo hạt
Mặc dù có thể trồng quanh năm, nhưng nên trồng vào lúc thời tiết ấm áp sẽ cho năng suất tốt hơn, phòng được 1 số sâu bệnh. Theo đó, thời vụ trồng dưa lê tốt nhất là từ tháng 2 đến tháng 9 âm lịch.
Nên trồng ở các nơi có đất tơi xốp, dễ thoát nước vì dưa lê là giống ưa nhiệt, kén chịu ẩm. Dùng đất trộn trấu là thích hợp nhất vì có thể kết hợp các ưu điểm trên.
Trước khi gieo, ngâm hạt trong nước ấm khoảng 30 độ C, rồi cho vào khăn ấm, tiếp tục ủ trong khoảng 30 giờ cho đến khi hạt nảy mầm thành cây.
Tiếp đó, ươm cây trong khay/chậu thêm khoảng 12 ngày, cho đến khi cây ra là thứ hai thì đem trồng xuống đất.
Cây dưa lê sẽ phát triển theo dạng dây leo, nên cần diện tích khá nhiều, nên gieo mỗi cây cách nhau 50-100cm, khoảng cách giữa 2 hàng là 150-200cm.
Hướng dẫn chăm sóc cây dưa lê
Bón phân
Loại cây này thường được bón thúc 2-3 lần mỗi vụ. Trong thời gian trồng, luôn chú ý làm sạch cỏ dại xung quanh
Giữa các hàng cây, nên đào sẵn 1 mương nhỏ để thoát nước khi trời mưa. Khi tưới nưới, nên dùng nước ấm, không tưới vào buổi chiều tối.
Sau khoảng 2 tháng, cây ra lứa hoa đầu tiên thì bón thúc thêm lần nữa. Lượng phân bón này gồm 0.3kg urê và 2.5kg kali mỗi sáo.
Tỉa nhánh
Tiếp theo là kỹ thuật trồng dưa lê quan trọng nhất. Đó là cách cắt ngọn, tỉa cành tạo nhánh mới, để dưa lê phát triển mạnh hơn. Càng nhiều nhánh mới được tạo thì cho năng suất càng cao.
Việc cắt tỉa nên thực hiện vào lúc sáng để hạn chế các vi khuẩn, sâu bệnh thâm nhập qua vết cắt. Cụ thể, khi nhánh cấp một phát triển đủ lớn thì tiến hành cắt tỉa ra thành 5 nhánh cấp hai. Tiếp tục quá trình này để tạo các nhánh cấp 3.
Khi đó, mỗi cây lúc này sẽ có khoảng 70 hoa có thể cho trái, nhưng chỉ nên duy trì khoảng 15 trái trên mỗi cây.
Khi cây ra những trái đầu tiên, nên hạn chế tưới nước. Chỉ duy trì đủ lượng nước sao cho lá cây không bị khô. Bởi lúc này nếu tưới nhiều sẽ làm giảm hàm lượng đường trong trái. Làm ảnh hưởng đến chất lượng của dưa lê.
Phòng bệnh
Dưa lê thường dễ bị gây hại bởi loại nhện đỏ. Hiện phải dùng thuốc để diệt trừ loài này. Một số loại thuốc thường dùng như Selecron 500ND pha 0.1% với nước hay Ortus 5SC pha 0.1% với nước. Phải nhổ bỏ những cây đã chết, tránh lây lan sang cây khác, nên rắc thêm 1 ít vôi vào gốc.
Mốc sương cũng là 1 loại bệnh mà cây dễ mắc phải, nếu phát hiện các đốm trên lá thì nên dùng Ridomil MZ 72WP pha 0.1% hoặc Zineb 80WP pha 0.5% để điều trị.
Một số loại bệnh khác có thể gặp như bệnh sương mai, bệnh phấn trắng, bệnh than thư,… nhưng đa phần đều dùng các loại thuốc đặc trị như Ridomil, Benlate hay Antracol.
Tuy nhiên, trong giai đoạn khoảng 15-20 ngày trước khi thu hoạch hay khi trái đã lớn thì tuyệt đối không được phun thuốc, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Thu hoạch
Dưa lê là loại cây ăn quả ngắn ngày, chu kỳ sinh trưởng khoảng 60 ngày. Cần có thêm các biện pháp bảo vệ quả khi chín, như giăng lưới, che chắn vì lúc này mùi thơm của quả sẽ rất dễ thu hút các côn trùng có hại.
Quả dưa lê khi chín có màu trắng ngà và thơm, không nên thu hái những quả có màu xanh vì còn non, thu hái lúc này quả sẽ có vị nhạt và đắng.
Thời gian cho thu hoạch rộ khoảng 25 – 30 ngày. Cần xếp dưa lê ở nơi thoáng mát khoảng 1–2 ngày sau khi thu hoạch để tăng phẩm chất và hương vị dưa lê.