Mô hình nuôi cà cuống làm giàu hiện nay của bà con nông dân

con cà cuống, ca cuong, nuôi cà cuống, con ca cuong, con càng cuốn, kỹ thuật nuôi cà cuống, cách nuôi cà cuống

Không chỉ là một nguyên liệu cho nguồn cảm hứng vô tận trong ẩm thực, tinh dầu có trong cà cuống còn giúp kích thích thần kinh, tạo hưng phấn và hỗ trợ hiệu quả cho quá trình sinh sản. Nắm bắt được công dụng đó, hiện nay mô hình nuôi cà cuống chuyên biệt để lấy tinh dầu xuất hiện và từng bước được nhân rộng.

Đặc điểm con cà cuống

Cà cuống có chiều dài trung bình 7 – 8cm, có con lên đến 10 – 12cm. Khi còn non, cà cuống giống như con gián, mình dài khoảng 7 – 8cm, rộng 3cm, màu nâu xám, có nhiều vạch đen, đầu nhỏ với hai mắt tròn và to, miệng là một ngòi nhọn hút thức ăn, có 6 chân dài, khỏe. Bụng vàng nhạt có lông mịn, ở phía trên có một bộ cánh mỏng nửa mềm nửa cứng. Ở dưới ngực, ngay gần phía lưng, có hai ống nhỏ gọi là bọng cà cuống. Mỗi bọng dài khoảng 2 – 3mm, rộng 2 – 3mm, màu trắng, trong chứa một chất thơm, đó là tinh dầu cà cuống.

con cà cuống, ca cuong, nuôi cà cuống, con ca cuong, con càng cuốn, kỹ thuật nuôi cà cuống, cách nuôi cà cuống

Con cà cuống sống ở đâu? Đó có thể là câu hỏi của khá nhiều người mới bắt tay vào nuôi cà cuống. Bởi trước kia chúng thường sống ở vùng ao hồ, đồng ruộng nhưng do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa nên vùng cư trú của cà cuống ngày càng bị thu hẹp lại, mọi người ngày càng ít thấy sự xuất hiện của chúng trong tự nhiên.

Kỹ thuật nuôi cà cuống

1. Chuẩn bị ao, hồ

Để bắt đầu xây dựng mô hình nuôi cà cuống, trước tiên cần chú ý chọn địa điểm nuôi có môi trường nước không bị ô nhiễm và các yếu tố thủy sinh tuần hoàn. Có thể xây bể gạch xi măng với kích thước 80 x 40 x 40 cm. Với diện tích này có thể nuôi đến gần 200 con cà cuống.

con cà cuống, ca cuong, nuôi cà cuống, con ca cuong, con càng cuốn, kỹ thuật nuôi cà cuống, cách nuôi cà cuốngNguồn nước phải qua hệ thống lọc và lắng có thể sử dụng nước mưa, thay nước hàng tuần, xả nước củ chừa lại 1/4 lượng nước trong bể. Thả dưới đáy bể một lớp bùn sạch hay sỏi cát, phân hữu cơ sạch. Để tạo môi trường thủy sinh, trồng thêm những cây thủy sinh rong tảo, thả bèo lục bình vào cọc gỗ mục để cà cuống có môi trường bám vào và đẻ trứng.

2. Chọn và thả giống

Nên lựa chọn con có 6 chân dài khỏe, và phần bụng có màu vàng nhạt, lông mịn. Cà cuống đực có bọng tinh dầu thơm dài khoảng 2 – 3cm, rộng 2 – 3cm có màu trắng. Ở con cái không có đặc điểm này. Nếu nuôi cà cuống để làm thương phẩm, để lấy tinh dầu thì nên chọn con giống đực.

3. Thức ăn cà cuống

Con càng cuống thường ăn các loại côn trùng, cá nhỏ, nhái, dế, cào cào, châu chấu, các loại côn trùng khác. Khi cho ăn phải tách những con nhỏ mới nở sang bể khác cùng kích cỡ để tránh cà cuống lớn ăn thịt con nhỏ, trên bề mặt bể nuôi phải có nắp đậy bằng lưới lỗ nhỏ tránh cà cuống ra ngoài. Cà cuống thu hoạch sau 45 ngày.

con cà cuống, ca cuong, nuôi cà cuống, con ca cuong, con càng cuốn, kỹ thuật nuôi cà cuống, cách nuôi cà cuống

Ngày nay, món cà cuống rất được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng làm thức ăn quý. Ngoài ra tinh dầu trong ống tinh dầu của cà cuống còn có tác dụng làm hưng phấn thần kinh và hưng phấn chức năng sinh dục. Giá của một giọt tinh dầu cà cuống trên thị trường hiện nay vào khoảng từ 70.000đ đến 120.000đ tùy thuộc vào thời điểm. Giá của một con cà cuống là 30.000đ đến 40.000 đ tùy vào kích cỡ. 

Có lẽ đối với nhiều người nuôi cà cuống khá mới lạ, nhưng thật ra mô hình chăn nuôi này đã và đang phát triển khá nhiều hiện nay. Nếu bạn có ý định chăn nuôi loại côn trùng thì cách nuôi cà cuống đơn giản như trên sẽ giúp ích được cho bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *