Nông nghiệp không chất thải – hướng đi mới quản lý toàn diện chất thải nông nghiệp

nông nghiệp không chất thải

Vấn đề ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên quan trọng ở nước ta, chính vì vậy việc xây dựng một mô hình chăn nuôi không chất thải đang ngày càng trở nên nhất thiết hơn bao giờ hết. Bài viết dưới đây sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về nông nghiệp không chất thải và cách quản lý toàn diện chất thải nông nông nghiệp.

Thế nào là nông nghiệp không chất thải

Nông nghiệp không chất thải là mô hình bền vững, đây là một mô hình chăn nuôi trồng trọt tổng hợp nhiều mắt xích và đầu ra của quá trình này là đầu vào của quá trình kia, mọi rác thải trong sản xuất nông nghiệp trước kia như phân, gia cầm, rơm rạ nước tiểu gia súc,… đến lá cây cũng trở thành nguồn tài nguyên quý giá. Mô hình tổng quát áp dụng cho sản xuất nông nghiệp không chất thải là kết hợp vườn – ao – chuồng – biogas.

Mô hình nông nghiệp không chất thải này đã được áp dụng ở nhiều dự án trên nhiều vùng tại Việt Nam như Suối Giàng, Xuân Mai, Ba Vì,… và tính khả thi đã được chứng thực.

Cách quản lý toàn diện chất thải nông nông nghiệp

1. Xử lý chất thải nông nghiệp bằng ruồi lính đen và giun quế

Cách xử lý rác thải nông nghiệp này dùng để chế biến chất thải sinh học như phân chuồng, rau quả thải bỏ… Ưu điểm, vừa giúp loại bỏ rác, vừa có thể tạo ra thức ăn cho gia súc và phân bón tăng dưỡng chất cho đất. Hơn nữa, trùn quế còn có thể tận dụng làm thức ăn cho gia cầm, hoặc đem bán để tăng thu nhập cho người nông dân.

2. Xử lý chất thải chăn nuôi 

Công trình khí biogas

Đây là giải pháp xử lý chất thải nông nghiệp trong chăn nuôi vô cùng tối ưu, vừa hạn chế được lượng rác thải xả bừa bãi ra môi trường gây hiệu ứng nhà kính, vừa tận dụng được khí biogas làm nhiên liệu đun nấu và thắp sáng để phục vụ nhu cầu cuộc sống. 

Công nghệ ép phân tách nước

Trên thực tế, do hạn hẹp về quỹ đất khiến cho thể tích công trình biogas không đủ, để nâng cao hiệu quả và thời gian sử dụng của công trình biogas. 

Máy ép phân tách nước 3A
Máy ép phân tách nước 3A

Máy ép tách phân 3A có công dụng tách phần bã phân ra khỏi hỗn hợp chất thải chăn nuôi trước khi đưa vào công trình biogas để xử lý. Máy ép tách phân với công nghệ ép tách nước và bã, phần nước sẽ được sử dụng trong công trình khí biogas. Phần phân sau ép sẽ tách trở nên khô ráo, đạt độ ẩm 30 – 50%, có thể đóng bao vận chuyển chăm bón trực tiếp cho cây trồng hoặc dùng làm nguyên liệu trong sản xuất phân bón hữu cơ.

Xử lý chất thải chăn nuôi bằng giải pháp đệm lót sinh học

Có lẽ mô hình thu gom rác thải nông nghiệp này đang còn khá mới lạ với nhiều người, tuy nhiên đây lại là một trong cách xử lý chất thải luôn được ưu tiên thử nghiệm áp dụng ở nhiều địa phương. Sử dụng đệm lót sinh học giúp hạn chế chất thải từ vật nuôi, hơn nữa lớp đệm lót sinh học còn có thể tái sử dụng, tạo ra nguồn phân hữu cơ chất lượng dùng trong trồng trọt.

3. Xử lý phụ phẩm trồng trọt sau thu hoạch

Mỗi năm, Việt Nam thải ra khoảng 50 triệu tấn phụ phẩm trồng trọt. Kết quả các nghiên cứu cho thấy, lượng phụ phẩm trồng trọt có giá trị dinh dưỡng cao (45 – 70% tổng chất dinh dưỡng tiêu hóa) và có khả năng cung cấp lớn lượng calo (1662 – 2549 kcal/kg chất khô). Do vậy, nếu ứng dụng các công nghệ phù hợp thì phụ phẩm trồng trọt trở thành các sản phẩm có giá trị chăn nuôi, cung cấp dinh dưỡng cho đất và bảo vệ môi trường.

nông nghiệp không chất thảiỞ nước ta, các công nghệ phổ biến ứng dụng trong xử lý chất thải trồng trọt, góp phần giảm phát thải khí nhà kính đã được nghiên cứu và phát triển. 

Một số các xử lý phế phẩm trồng trọt phổ biến:

– Sử dụng rơm rạ, bã mía để làm giá thể trồng cây, hoặc dùng trồng nấm. Quá trình sản xuất nấm ăn sử dụng một lượng lớn nguyên liệu hữu cơ và thải ra một lượng phế thải khổng lồ sau khi thu hoạch.

– Tận dụng rơm rạ, thân cây ngô, đậu, rau quả thải bỏ,… được băm nhỏ dùng làm thức ăn chăn nuôi. 

[wpcc-iframe src=”https://web.archive.org/web/20210614215041if_/https://www.youtube.com/embed/b7mj339bGLg” width=”560″ height=”314″ allowfullscreen=”allowfullscreen”]

– Sử dụng phương pháp ủ phân bằng chế phẩm sinh học còn tận dụng được các nguồn phế phụ phẩm sau thu hoạch lúa như gốc rạ, thân và vỏ đậu phộng, ngọn và lá mía, lá khô…

Hiện nay ở nước ta, người nông dân phải bỏ ra nhiều chi phí hơn nhưng thu nhập chưa tương xứng để đảm bảo cuộc sống. Trong khi đó, họ phải đối mặt với những vấn đề như: ô nhiễm môi trường, sâu bệnh bùng phát, thời tiết khắc nghiệt và đất đai bạc màu. Mô hình công nghiệp không chất thải giúp cho người nông dân quản lý được chất thải một cách hiệu quả, tận dụng được nguồn tài nguyên sẵn có để nâng cao thu nhập, tạo ra những sản phẩm an toàn hơn cho người tiêu dùng. Mô hình nông nghiệp không chất thải chính là sự lựa chọn phát triển bền vững trong tương lai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *